//
bạn đang đọc...
Bài dịch, Tái cấu trúc

[Reuters] Việt Nam, bị tàn phá bởi những tai ương kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới


Tác giả: John Ruwitch và Trần Lệ Thùy

Dịch: Lê Quốc Tuấn – x-cafevn.org

Hiệu đính: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế

Bài gốc: Reuters, Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms, 13/11/2011

http://www.reuters.com/article/2011/11/14/us-vietnam-economy-reform-idUSTRE7AD09V20111114

Trời đêm Hà Nội nhìn từ một cao ốc, tháng 11.2011

HÀ NỘI | Chủ Nhật 13 Tháng Mười Một, 2011 11:46pm EST

(Reuters) – Sau bốn năm bất ổn kinh tế, Việt Nam đang bắt tay vào một số cải cách mà một số người tin là quan trọng nhất kể từ các bước khởi đầu vào năm 1986. Đó là năm chấm dứt cơ chế kế hoạch hóa tập trung ngột ngạt và, rốt cuộc đã biến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này thành một con hổ kinh tế.

Tuy nhiên, có hoài nghi lớn cho rằng các nhà hoạch định chính sách có thể né tránh sự chống cự các thay đổi lớn đến từ những tập đoàn quốc doanh và các nhóm lợi ích khác, bao gồm cả các tập đoàn tư nhân đã gia tăng ảnh hưởng đáng kể.

Nhiều tháng trời bàn thảo căng thẳng đã đem lại sự đồng thuận rằng Việt Nam, sau khi bị tàn phá bởi mức lạm phát tồi tệ nhất châu Á và các tai ương khác, cần phải thay đổi đường lối như đã làm 25 năm trước khi chính sách “Đổi Mới” cất cánh.

“Bây giờ là nghiêm túc, không chỉ là chuyện nói bàn nữa”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã nói với Reuters. “Chúng tôi đã đã trải qua quá trình phân tích cẩn thận, đau đớn để nhìn nhận các khiếm khuyết và các lĩnh vực cần cải thiện ở đâu”.

Tuy nhiên khó biết chắc rằng chính phủ sẽ theo đuổi những cải cách đủ sâu và rộng để cứu chữa các ngân hàng quốc doanh ngập nợ và kiểm soát các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, từng vỡ nợ đầy xấu hổ hồi năm ngoái.

“Một lần nữa, kinh tế Việt Nam lại đứng ở ngã ba đường”, ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia có đầu óc cải cách, đã từng cố vấn cho giới lãnh đạo hiện tại và trước đây cho biết.

Và lần này, theo quan điểm của Doanh, dịch chuyển dứt khoát theo đường lối cải cách là “khó khăn hơn bởi vì việc ấy động chạm đến các nhóm lợi ích lớn hoạt động đằng sau hậu trường”.

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Khi nền kinh tế hấp hối tại ngã ba đường vào giữa những năm 1980, công cuộc tự do hóa cởi trói cho các cá nhân và các ngành công nghiệp đã khiến Việt Nam trở thành một ngôi sao đang lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngôi sao ấy đã lụi tàn, và đất nước đã thoái hóa từ một trong những nền kinh tế hứa hẹn nhất của châu Á thành một trong những nền kinh tế bất ổn nhất.

Chính phủ hy vọng sẽ thay đổi được mô hình tăng trưởng kinh tế của mình khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động rẻ, đã chỉ ra ba lĩnh vực phải tập trung cải cách – ngân hàng, chi tiêu công và doanh nghiệp quốc doanh – nhưng không hề dự kiến là sẽ công bố một cải cách đơn lẻ “siêu lớn”.

Những người ủng hộ thay đổi lớn hy vọng chính phủ có thể mở ra một loạt cải cách lớn như tiến trình Đổi mới trước đây; Đổi mới đã được khởi xướng vào năm 1986 nhưng đã không tăng tốc cho đến đầu những năm 1990, và theo thời gian Việt Nam đã chuyển đổi từ cảnh ngộ tàn phế sau chiến tranh thành một cường quốc khu vực đầy triển vọng.

Có những người lạc quan tin rằng Việt Nam sẽ tiến hành chuyển đổi quan trọng để loại bỏ những gì mà Ngân hàng Thế giới gọi là sự bất ổn kinh tế “định kỳ và ngày càng nghiêm trọng” của Việt Nam.

Deepak Mishra, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, người từng mô tả Việt Nam như một bãi “hoang địa”, đã được khích lệ bởi việc nhiều quan chức đang nói về sự thay đổi.

“Không một ai từng thấy được tình trạng như thế này trong thời gian qua”, Mishra nói. “Linh cảm của tôi là chúng ta sẽ không nhìn thấy rõ quy mô lớn của lộ trình tương lai của hành động tức thì trong hiện tại, nhưng sau 5 hoặc 10 năm khi nhìn lại chúng ta có thể nói, đúng thế, đã có một thay đổi thực sự bắt đầu vào năm 2011”.

Các kinh tế gia đồng thuận về những gì mà nhà nước nên làm. Phạm Chi Lan, một kinh tế gia đáng kính đã được các nhà lãnh đạo hàng đầu vời đến trong những tuần gần đây để thảo luận về các tai ương của đất nước.

Nhưng rồi vẫn có một câu hỏi lớn: các lãnh đạo sẽ đưa ra một chương trình nghị sự về tái cơ cấu lớn đến mức nào ?

“Nếu giới lãnh đạo chấp nhận điều này”, Lan cho biết, “họ sẽ đưa đất nước này vào lần Đổi mới thứ hai”.

CẢI CÁCH HOẶC TỤT HẬU

Có rất ít tranh cãi về các thách thức.

Lạm phát đã tăng trên 20% hai lần trong ba năm qua trong khi dự trữ ngoại hối sụt giảm, và tiền đồng Việt Nam đã bị mất giá hơn 20% so với đồng USD. Nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng  nhiều so với các quốc gia tương đương lên hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi tỷ lệ dư nợ tín dụng so với GDP đã tăng đến 125%.

Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh, cho đến nay đã giảm 22% trong năm nay so với cùng kỳ năm 2010. Năm ngoái, cả ba cơ quan xếp hạng lớn – Fitch, Moody và Standard & Poor’s đã hạ cấp hạng tín dụng của đất nước gần 90 triệu người này.

Các chuyên gia cho rằng gốc rễ song đề bùng-vỡ của Việt Nam nằm ở việc đầu tư quá mức của những tập đoàn quốc doanh không hiệu quả. Đó là nơi đã hút sạch vốn liếng và chuyển đổi năng lực cốt lõi của họ sang đa dạng hóa đầu tư đầy cẩu thả vào các lĩnh vực như bất động sản và cổ phiếu – vốn đều đã bị chập choạng.

Sự tăng trưởng kể từ khi Đổi Mới dựa trên tăng vốn đầu tư và lao động, nhưng điều đó ngày càng ít có khả năng léo lái nền kinh tế, Nguyễn Đình Cung, Phó Chủ tịch một cơ quan tư vấn hàng đầu của chính phủ, đã nói trong một báo cáo vào tháng Chín, vốn được coi nền tảng cho các cuộc thảo luận về của cải cách của chính phủ.

“Nền kinh tế của chúng ta không còn khả năng duy trì tỉ lệ tăng trưởng cao như những năm trước”, Cung – thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) đã viết.

Trong tháng Bảy, một đợt luân chuyển cán bộ lãnh đạo năm năm một lần dường như đã dọn đường cho cải cách.

“Chúng ta phải cải cách,” ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã tuyên bố. “Nếu không, điều đó sẽ nguy hiểm. Nền kinh tế sẽ bị tụt hậu và niềm tin của nhân dân sẽ sụt giảm”.

KHÔI PHỤC NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN

Kiêm cho biết Bộ Chính trị, nhóm 14 người ở đỉnh cao quyền lực chính trị, đã kết luận rằng cải cách là cần thiết để “khôi phục lại niềm tin của nhân dân”. Lãnh tụ Đảng Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra tín hiệu mạnh nhất và công khai nhất từ cấp cao nhất về cải cách, kể lể dài dòng về những trở ngại trong một bài phát biểu ngày 10 tháng Mười.

Trọng đổ lỗi cho hoàn cảnh quốc tế cũng như “các khiếm khuyết trong nền kinh tế, mô hình tăng trưởng không hiệu quả và cơ chế kinh tế lạc hậu”.

“Chúng ta phải tái cơ cấu nền kinh tế cùng với đổi mới mô hình tăng trưởng”, ông nói, đưa ra ba ưu tiên: đầu tư công, tài chính và các tập đoàn quốc doanh.

Trần Đình Thiên, Giám đốc Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam của nhà nước, nói rằng bài phát biểu có nghĩa là “thông báo hành động, rằng toàn đảng đã đồng ý về tái cơ cấu nền kinh tế”.

Việc bàn bạc về cải cách đã tiến triển kể từ mùa hè. Một số đề nghị hiện hữu có khả năng thay đổi căn bản mối quan hệ giữa chính phủ với kinh doanh và sẽ định hình lại nền kinh tế.

Các ban bệ Chính phủ đã được lệnh phải tái cơ cấu lại bản thân như thế nào, và doanh nghiệp nhà nước đã được lệnh thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành.

Trong tháng Chín, Bộ Tài chính đã đề xuất rằng chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp quốc doanh phải hoàn lại 50% lợi nhuận của họ cho nhà nước và cắt giảm từ 10 đến 30% việc đầu tư ngoài ngành bao gồm bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán.

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo một kế hoạch để tách quyền sở hữu và quản lý tại những doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất, chẳng hạn như nhóm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Lan, kinh tế gia được mời nói chuyện với giới lãnh đạo, cho biết “Đó là một kế hoạch kiên quyết, trong đó các tập đoàn quốc doanh phải tuân theo những tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp OECD. Kế hoạch này cũng bắt chước theo Trung Quốc trong việc có tiêu chí rõ ràng về năng suất và tiến bộ khoa học kĩ thuật, thay vì về đầu tư và doanh thu”.

Các quan chức đã ra tín hiệu rằng kênh dẫn dài tắc nghẽn phát hành lần đầu ra công chúng sẽ được khai thông, và khối doanh nghiệp quốc doanh lớn thua lỗ không được đấu giá trước đây sẽ được bán cho dù chưa rõ ràng thời điểm bởi tình hình thị trường tồi tệ.

Chính phủ cũng đang xem xét việc bán các doanh nghiệp quốc doanh trong các ngành công nghiệp mà có các doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt, bao gồm hải sản, dệt may và cà phê trong khi vẫn giữ lại quyền sở hữu về vận tải, dầu khí, và điện lực.

Ngày 24 tháng Mười, Thủ tướng đã lệnh cho thành lập một ủy ban tư vấn về Chính sách tiền tệ và tài khóa.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang làm việc để đẩy lùi một cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng cách dàn xếp hợp nhất cho lĩnh vực đông đúc này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu NHNN soạn thảo một kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.

LỀ MỀ CHẬM CHẠP

Các sáng kiến có đơm hoa kết trái hay không, còn tùy thuộc vào việc giới lãnh đạo thống nhất ra sao và các nhóm lợi ích như các doanh nghiệp quốc doanh lề mề đến đâu.

Trọng, lãnh tụ đảng, rõ ràng là người ủng hộ hành động. Các nguồn tin cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một nhận vật nặng ký khác của đảng, cũng đã nói đến một chương trình nghị sự cải cách mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp các kinh tế gia trong nước và quốc tế. Những người tham dự nói rằng các cuộc họp thẳng thắn và quan trọng một cách khác thường và Dũng thể hiện sự am hiểu về những khó khăn.

Nguồn tin cho biết nhân vật cố vấn thân cận cho Dũng hiện nay là ông Trương Đình Tuyển, cựu Bộ trưởng thương mại có đầu óc cải cách, biệt danh là Mr. WTO vì vai trò đàm phán của ông trong việc Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình vẫn không tin vào sức thuyết phục của Dũng, người mà chính sách quản lý kinh tế trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của ông đã tạo nên các khó khăn hóc búa hiện nay.

Các nhà phân tích bao gồm cả Carl Thayer, nhà quan sát tình hình Việt Nam của Đại học New South Wales nói rằng Dũng đã nổi lên từ luân chuyển lãnh đạo như một nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất.

Doanh, kinh tế gia từng cố vấn chính phủ, cho biết kế hoạch cải cách mà lãnh tụ đảng Trọng vạch ra đã có một “cái nhìn nghiêm túc và thẳng thắn hơn” vào những khiếm khuyết so với báo cáo của chính phủ đến Trung ương Đảng – ám chỉ một sự bất đồng có thể có giữa đảng và chính phủ.

BẢN BÁO CÁO “RẤT MÙ MỜ”

Ông Doanh cho biết, bản báo cáo của chính phủ “rất mù mờ” về cải cách doanh nghiệp quốc doanh, một bộ phận quan trọng của bất kỳ chương trình cải cách thực sự nào.

Khu vực nhà nước đang co cụm lại và hiện chiếm khoảng 40% nền kinh tế, nhưng lại dùng một phần quá lớn của chiếc bánh đầu tư.

Như một chỉ hướng cho thấy mọi điều có thể dẫn về đâu, bản báo cáo của Cung thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương đề xuất cắt bỏ hoàn toàn những đặc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, buộc họ phải sống hoặc chết bởi thị trường.

Cung đã viết: “Nếu họ thua lỗ và vỡ nợ, họ phải bị phá sản như các doanh nghiệp khác, Nhà nước không cần phải bảo đảm hoặc thanh toán nợ”.

Nhưng nói thì dễ, Doanh nói. Ông và các nhà phân tích khác lo lắng rằng hoàn cảnh hiện tại có thể chưa đủ “đau đớn” để các nhà lãnh đạo phải thực hiện những biện pháp thật sự táo bạo.

“Đôi khi ta nghe thấy những lời hùng hồn nhưng cái ta cần là hành động, chứ không phải lời hoa mỹ ” nhà cựu quan chức cho biết.

Những lợi ích cố thủ có thể đã làm trì trệ mọi thứ.

Cuối tháng Mười vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết họ vẫn chưa hoàn thành được đề nghị cải cách doanh nghiệp nhà nước vì đã không thể có được số liệu từ các công ty.

Các phương tiện truyền thông nhà nước tường thuật rằng, các doanh nghiệp quốc doanh cũng chống lại kế hoạch của Bộ Tài chính nhằm hạn chế các đầu tư của họ trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm và chứng khoán.

“Khó khăn chính là, những cải cách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một số lực lượng mà cơ chế quản lý lệ thuộc vào”, ông Thiên thuộc Viện Kinh tế Việt Nam, và thuộc Hội đồng tư vấn cho chính phủ về chính sách tài chính nhận xét. “Nhưng việc không tái cơ cấu nền kinh tế không còn là một lựa chọn nữa”.

(Richard Borsuk biên tập)

Thảo luận

27 bình luận về “[Reuters] Việt Nam, bị tàn phá bởi những tai ương kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới

  1. Tại sao các chuyên gia kinh tế hàng đầu của VN như ông Doanh, bà Lan Chi nghi ngờ khả năng và mức độ đổi mới của giới lãnh đạo cấp cao muốn thực hiện? tại sao họ thừa biết đổi mới triệt để sẽ tốt hơn cho đất nước nhưng lại chần chừ chẳng chịu làm? v.v…

    Rất đơn giản! Vì họ sợ lũ đệ tử ‘ăn hại đái nát’ là các tổng công ty không đủ trình độ để đấu tay đôivới các công ty tư nhân và nước ngoài nếu phải cạnh tranh một cách lành mạnh sòng phẳng. Mà không cạnh tranh nổi thì sẽ không có tiền đem về nuôi bộ máy đảng cồng kềng, voi hơn 3 triệu đảng viên đang chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng nhưng lại rất vô tích sự trong bộ máy nhà nước, ăn rồi chỉ đi họp hành với chỉ đạo, an tục nói phét, hối lộ v.v… Không nuôi nổi lũ đám cán bộ gộc này nhat là lũ công an đảng csvn sẽ chết ngay lập tức do rối ren nội bộ y như dang cs LX 20 nam truoc tung bị.

    Nhung cho dù giới lãnh đạo VN có sợ đổi mới và cố né tránh cỡ nào chuyen gì phai đến cũng sẽ đến và ngay ấy chac chắn không còn xa lắm đâu, voi tinh hình bất ổn nhiều mặt hiện nay chắc chỉ trong vòng 3-5 nam nữa thôi.

    Boi cái thế của đảng csvn hiện nay là đã bị đặt nằm trên thớt’ rồi!

    “Trên đe” 80 trieu dân va “duoi búa” 3 trieu đảng viên, som muon gì đảng cũng sẽ chết bẹp thôi

    Posted by TaLa | 24/11/2011, 12:02
  2. Đọc các ý kiến của các quan chức VN càng thêm ‘não lòng’. Cha nào cha nấy đều biết rõ đảng sẽ chết ngay như nêu trên nếu phải đổi mới nhưng chẳng ai dám đụng vào ‘vùng cấm’ này, mà cứ phải lòng vòng né tránh.

    Như ông Thiên thuộc Viện Kinh tế Việt Nam, và thuộc Hội đồng tư vấn cho chính phủ về chính sách tài chính, chức lớn là thế và trọng trách d/v d8ất nuoc cũng không nhỏ, thế nhưng cũng chỉ dám mấp mé “Khó khăn chính là, những cải cách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một số lực lượng mà cơ chế quản lý lệ thuộc vào”

    Cơ chế là cơ chế nào? Độc tài độc đảng, độc quyền sao ông ta không mạnh dạn noi thẳng ra đi?

    Bao giờ quan chức chua thoát ra khỏi nỗi sợ hãi đảng quá đáng này thì con lâu VN mới khá nổi, cho dù họ có giỏi cỡ nào. Cứ nhìn cách ông PTTg Nguyen Thien Nhan nói va làm ra sao là biêt ngay.

    Posted by TaLa | 24/11/2011, 12:13
    • Các thế lực này có rất nhiều. Mỗi ngành, ban bệ đều là 1 thế lực nhóm tranh giành phần hơn về cho mình.

      Hải quan, thuế vụ, công an, các sở ban ngành thành phố, tỉnh, huyện, xã đều ăn KINH KHỦNG. Nay bắt họ dừng ăn thì làm sao họ có tiền chơi bời đi bar gọi chai XO, chơi gái, đánh bạc, du lịch, cho con du học …

      Và TRƯỚC khi vào Hải quan, Thuế vụ, … và ĐANG khi làm việc, thì họ phải đóng hụi chết rất nhiều, rất thường xuyên, cho các cán bộ đảng vô cùng trung kiên trong việc thu tiền, đến chết không tha… kẻ không đóng, hoặc đóng thiếu, đóng trễ.

      Ông Dũng xem ra hết cách và đang bị chiếu bí rồi. Làm sao mà nuôi nổi 3 triệu đảng viên ăn hại đái nát đang vòi tiền đây. Đứa đòi tăng tiền điện, tăng tiền xăng … Mà triệt tiêu nhóm nào đó thì sẽ dẫn tới “mất đoàn kết nội bộ” mà ĐCSVN rất lo sợ. Sang năm sẽ là năm quyết định vận mệnh của đảng CSVN.

      Posted by ddkt | 24/11/2011, 12:45
  3. Bài dịch, Tái cấu trúc
    [Reuters] Việt Nam, bị tàn phá bởi những tai ương kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới :Cho dù là “cải cách” lần thứ bao nhiêu đi nữa,mà vẫn”theo định hướng XHCN” thì cũng chỉ là THAY CHO SỰ “TÀN PHÁ “NÀY BẰNG MỘT SỰ TÀN PHÁ KHÁC MÀ THÔI.Tương lai VN vẫn gói gọn trong 2 chữ: V Ô V Ọ N G!.

    Posted by Đỗ Quốc Minh | 24/11/2011, 12:41
  4. Không tái cấu trúc cũng chết mà tái cấu trúc cũng chết. CSVN không còm con đường nào khác. Khủng hoảng kinh tế cũng có những mặt tích cực của nó.

    Posted by | 24/11/2011, 13:35
  5. Tiền chi ngân sách nuôi chế độ đảng con sâu và nợ là rất lớn,năm nào cũng bị bội chi …. Những số tiền này thu từ thuế thì không bao giờ đủ, do đó cần có đóng góp của các tập đoàn tổng công ty NN. Giờ mà cổ phần hóa hết thì lấy tiền đâu nuôi bộ máy đảng con sâu và nợ . sự sụp đổ của Liên Xô là bài học cho Bọn đảng con sâu và nợ

    Posted by Đọc báo Vẹm | 24/11/2011, 13:38
  6. Đổi mới lần này là dẹp đi cái đảng bất tài ác ôn tham nhũng bán nước và ngu dốt!

    Posted by DaoUu | 24/11/2011, 13:51
  7. Toan dan dung day dap do dang cong san di nao. Dang co sap thi nguoi dan moi co tuong lai. Da dang cho Viet Nam

    Posted by pd | 24/11/2011, 13:54
  8. Hãy để cho con bệnh ung thư ra đi càng sơm càng tốt chứ cứu hắn còn hành nhân dân dài dài, còn tàn phá cho hết đất nước này!

    Posted by yeunuocQuangNam | 24/11/2011, 16:12
  9. Muốn xây nhà cao cần có nền móng vững chắc, muốn cải cách kinh tế trước tiên cần cải cách thượng tầng chính trị, vì không thể có một nền kinh tế phát triển trong một thượng tầng chính trị mục nát.

    Cải cách chính trị thật ra không khó, khó là ở chỗ ai cũng biết mà không dám nói ra, đó là Đảng cần tách ra làm hai hoặc cho đa nguyên để tạo thế cạnh tranh cho Đảng vì mục đích cuối cùng là làm cho Đảng mạnh lên, đủ sức để làm tổng công trình sư cho sự phát triển quốc gia.

    Theo qui luật tự nhiên của Darwin :”Vạn vật nếu không có cạnh tranh sinh tồn thì sẽ yếu dần và mất đi”, và trên thế giới đã có nhiều đảng đã mất đi như vậy do không có cạnh tranh.

    Trung Quốc phát triển được như ngày nay cũng nhờ đa đảng, sao VN không dám?

    Posted by Cứu đảng như cứu hỏa | 24/11/2011, 19:11
  10. thằng cha phá nát đất nước này ròi , bây giờ lại đưa thằng con lên phá nữa sao ,quá khốn nạn cho một lũ quan tham

    Posted by nguoiyeunuoc | 24/11/2011, 19:42
  11. Chỉ có Reuters chứ nhà nước CSVN lâu nay không còn dám nhắc về “con hổ kinh tế VN” vì nó là hổ giấy.
    Một điều chắc chắn là CSVN không dám thay đổi lớn, chỉ thay đổi nhỏ giọt nhằm kéo dài thêm cho sự độc tài đảng trị.

    Đảng ta thừa biết không tái cơ cấu cũng chết mà tái cơ cấu sâu rộng thì đảng ta lại càng chết nhanh. Vậy thì tái cơ cấu từ từ sẽ chết từ từ, hưởng bỗng lộc thêm ngày nào là mừng ngày đó. He he, đảng ta là đảng quang vinh mà…

    Posted by tranthe | 24/11/2011, 20:27
    • Cái chết từ từ này sẽ hết sức đau đớn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có 2 cách, 1 là theo Bắc Hàn, 2 là theo Đại Hàn Dân Quốc. Có vẻ Việt Nam đang theo Bắc Hàn khi làm mạnh chuyện kết hối. Nói chung, giờ ai chạy được của cải khỏi Việt Nam thì chạy, tình hình sắp tới sẽ rất khó khăn. Không chừng lại sẽ có Thuyền nhân ver. 2 trong lịch sử Việt Nam.

      Posted by ddkt | 24/11/2011, 23:13
  12. Các bác cứ nói toạc ra hết như thế là tiết lộ Thiên Cơ hà. Các bác nên kín đáo hơn, nên khen chính phủ đang hết sức thành công trên mọi lĩnh vực, và kinh tế VN đang dần ra khỏi khủng hoảng. Nên khen như thế cho chính phủ chết nhanh hơn, các bác à. Và mồm khen như thế, nhưng phải lẳng lặng ”mua bao cát về đắp đê ngăn lụt” như người Băng Cốc đang làm. Mua bao cát là cái gì, xin tự hiểu. Chú ý: mua bằng ngoại tệ và vàng, đừng mua bằng VND mà chết không đất chôn có ngày.

    Posted by HN | 24/11/2011, 21:08
  13. Cải cách chính trị, đa đảng, tự nhiên kinh tế sẽ phát triển. Còn độc quyền chính trị, độ quyền kinh tế thì tụt hậu, khủng hoảng là đương nhiên.

    Posted by HUHOVA | 24/11/2011, 22:14
  14. Cải cách gì rồi cũng đi vào vòng lẩn quẫn mà thôi . Vừa qua nhiều kinh tế gia cũng tham mưu cho Dũng nhưng những nhà KT này không là những kinh tế gia giỏi . Những người giỏi , tài không ai muốn tham gia cứu vãn nền kinh tế CSVN !

    Posted by BABYBOOMER | 25/11/2011, 09:06
  15. Công sản mà làm kinh tế gì được !, họ chỉ giỏi cái PHÁ ,còn cái XÂY thì chịu thua ..Họ vơ vét từ đời cha qua tới đời con ! Lớp ăn lớp đổ , làm sao đất nước này tránh khỏi cảnh TÀN MẠT !

    Posted by tung | 03/12/2011, 08:27
  16. Nói tái cấu trúc lại nền kinh tế VN theo tôi trước hết phải thay đổi hoàn toàn cơ chế quá ư lạc hậu của đất nước hiện tại. Tuy nhiên nếu đổi mới thể chế thì phải từ bỏ chuyên chính vô sản, từ bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, xoá bỏ đấu tranh giai cấp….và cuối cùng là phải xoá bỏ chủ nghĩa Mác – lê nin,…..mới tạo nên một sự bứt phá cho nền kinh tế việt nam đi lên…làm dân giàu nước mạnh …

    Posted by Nguyễn Hiền | 08/12/2011, 21:31
  17. Toi nghi nen co mot ban tieng anh va 1 ban tieng viet

    Posted by BMW | 24/04/2012, 00:01

Trackbacks/Pingbacks

  1. Pingback: Không thể không tung ra gói kích cầu thứ 3 « Khai Trí - 03/12/2011

  2. Pingback: Không thể không tung ra gói kích cầu thứ 3 « Dự đoán kinh tế Việt Nam - 03/12/2011

  3. Pingback: dudoankinhte : Không thể không tung ra gói kích cầu thứ 3 | ixij - 03/12/2011

  4. Pingback: Không thể không tung ra gói kích cầu thứ 3 | phamdinhtan - 03/12/2011

  5. Pingback: Không thể không tung ra gói kích cầu thứ 3 | dânlầmthan - 03/12/2011

  6. Pingback: Không thể không tung ra gói kích cầu thứ 3 | ● Anh Sáu Sài Gòn's blog - 03/12/2011

Đáp lại

Mốc lịch sử

Kết kim25/05/2012
Kể từ 25-05-2012, mọi giao dịch bằng vàng miếng sẽ bị coi là bất hợp pháp. Công an sẽ tịch thu hết tang vật giao dịch trái phép này.
Free Translation Widget

Liên hệ

Mọi ý kiến đóng góp, thông tin xin các bạn hãy gửi về hộp thư:
dudoankinhte@fastmail.fm

Disclaimer

Mọi thông tin dự đoán kinh tế của trang Dự đoán kinh tế chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào với quyết định đầu tư của độc giả.

wordpress visitor counter