//
Những câu hỏi thường gặp


1. Kết hối. Tại sao nhà nước phải tiến hành kết hối ? Tác động của kết hối tới nền kinh tế ?
2. Kết kim là gì ?
3. Đình lạm là gì ?
4. Tại sao dự trữ ngoại tệ lại quan trọng ? Nếu cạn dự trữ ngoại tệ thì sao ?
5. Nghị quyết 11
6. Chính sách tiền tệ: thắt chặt, mở rộng.
7. Chính sách tài khóa
8. Khủng hoảng tiền tệ là gì ?
9. Liệu Việt Nam có đổi tiền không ? Tại sao phải đổi tiền ?
10. Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ như thế nào ?
11. Giải pháp nào cho người dân vượt qua sự sụp đổ của nền kinh tế sắp tới ?

—————————————————————————————

1. Kết hối ngoại tệ là một chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ những nước mà ở đó đồng tiền không có khả năng chuyển đổi hay nói cách khác chính phủ in tiền ra nhưng không bảo đảm rằng đó là một khoản nợ.

Đối tượng bị kết hối là các pháp nhân hay cá nhân trong nền kinh tế đó. Các pháp nhân thường là những doanh nghiệp liên quan tới buôn bán với nước ngoài hoặc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân là những thể nhân muốn bảo toàn vốn bằng việc tích lũy một phần ngoại tệ.

Kết hối có thể là:
1. Chuyển toàn bộ tài khoản ngoại tệ của trương chủ ra đồng nội tệ.
2. Giữ nguyên tài khoản ngoại tệ của trương chủ nhưng trương chủ không thể rút tiền mặt ra hoặc không được chuyển ngoại tệ cho một trương chủ khác. Chỉ có thể rút tiền ra bằng nội tệ với tỷ giá do chính quyền quy định.
3. Xem việc nắm giữ ngoại tệ dạng giấy bạc (bank note) là hàng cấm, là phạm pháp, có thể bị tịch thu.

Chính quyền sẽ ra văn bản hay ngầm ra lệnh Kết hối khi:
1. Không kiểm soát nổi giá ngoại tệ trên thị trường
2. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, mất tín nhiệm tín dụng với thế giới
3. Muốn có thêm ngoại tệ vào dự trữ quốc gia, tức là nhu cầu tăng cường tích lũy.

Thực hiện việc kết hối có thể bằng những cách sau:
1. Ngân hàng Nhà nước công bố một văn bản quy định rằng đến thời hạn hiệu lực ngày N, buộc các tài khoản ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại phải bán toàn bộ hay một phần số ngoại tệ theo giá NHNN quy định. Giá quy định này thường thấp hơn so với giá thị trường vì nếu không thì đã không cần phải kết hối.
2. Cấm giao dịch ngoại tệ, xem ngoại tệ là bất hợp pháp sẽ bị phạt nặng hoặc thậm chí bị tịch thu.

(Credit to Lý Toét blog)

Xét như trên, ta có thể thấy là nhà nước Việt Nam đang tiến hành chế độ kết hối ngoại tệ một phần bằng nghị quyết 11 với quy định bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định.

* Tác động của kết hối tới nền kinh tế:
Có rất nhiều tác động tiêu cực của việc kết hối đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ngắn gọn 2 tác động tiêu cực nhất ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tác động thứ nhất là làm hạn chế xuất khẩu từ đó gián tiếp dẫn tới đình trệ nền kinh tế Việt Nam. Như chúng ta đã biết, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều nhập các nguyên vật liệu từ nước ngoài về để gia công lắp ráp ra thành phẩm. Khi tiến hành kết hối ngoại tệ, họ sẽ mất đi khả năng tiếp cận nguồn cung USD cho các hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu đồng thời phải bán USD cho Ngân hàng Nhà nước với giá rẻ. Những khó khăn trên sẽ làm gây thiệt hại cho các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và có thể khiến họ bị phá sản, sa thải hết công nhân dẫn tới gia tăng thất nghiệp, bất ổn cho xã hội. Tác động thứ hai cũng không kém phần quan trọng là giảm số USD hiện có của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư của nước ngoài, nay do chính sách kết hối ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chọn đầu tư vào Việt Nam nữa. Thực tế cho thấy, FDI 4 tháng đầu năm 2011 đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Hậu quả trực tiếp là nguồn cung USD thu hẹp lại càng khiến giá USD tăng mau hơn so với không thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ. Những tác động này sẽ càng đẩy Việt Nam rơi sâu hơn vào khủng hoảng kinh tế.

* Tại sao nhà nước phải thực thi chính sách kết hối ?
Nguyên nhân trực tiếp của việc kết hối là do dự trữ ngoại tệ của nhà nước đã giảm trầm trọng tới mức nguy hiểm. Theo số liệu của chúng tôi, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ có khoảng 10 tỷ USD, trong đó đã phải dành ra 4 tỷ USD cho việc trả nợ nước ngoài. Trong khi đó, kể từ đầu năm tới nay, tính trung bình mỗi tháng Việt Nam phải nhập siêu lên tới hơn 1 tỷ USD. Hiện lượng dự trữ ngoại hối này là không đủ cho nền kinh tế Việt Nam hoạt động.
Lên đầu trang

2. Kết kim là chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nhằm loại bỏ tác động của vàng tới nền kinh tế quốc gia. Kết kim có thể là các biện pháp sau đây:

  • Chuyển toàn bộ tài khoản tiết kiệm vàng của trương chủ ra đồng nội tệ
  • Xem việc nắm giữ vàng là phạm pháp, có thể bị tịch thu

Hiện tại nhà nước Việt Nam đang tổ chức xây dựng dự thảo luật cấm kinh doanh vàng miếng và dừng toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng liên quan tới vàng. Nguyên nhân của việc kết kim cũng tương tự như việc kết hối, đó là do dự trữ ngoại tệ của nhà nước đã quá thấp. Khi tiến hành kết kim, nhà nước có thể bán hay thế chấp số vàng đó tại ngân hàng nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ để giúp tăng dự trữ ngoại hối. Nguyên nhân khác không kém quan trọng là do hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bị lỗ nặng vàng do xuất vàng tại thời điểm giá thấp, nay không có đủ vàng để chi trả cho khách hàng. Để biết chi tiết về vấn đề này, xin đọc bài “Hệ thống ngân hàng Việt Nam lỗ nặng đến mức nào ?
Lên đầu trang

3. Đình lạm là tình huống nền kinh tế có lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng thấp. Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái đình lạm, chính sách điều hành kinh tế giảm lạm phát sẽ càng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại.

Nguyên nhân gây nên đình lạm tại Việt Nam là do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thiếu hợp lý của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung ra một lượng tiền quá lớn vào nền kinh tế trong năm 2007 đồng thời chính phủ Việt Nam nuôi dưỡng quá mức các doanh nghiệp nhà nước với chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Song do được nuôi dưỡng, bao bọc quá mức, các doanh nghiệp nhà nước đã không kinh doanh hiệu quả đồng vốn nhà nước, gây thất thoát và lỗ nghiêm trọng. Điển hình là tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin với gần 80.000 tỷ đồng nợ. Hai Vinashin khác mà chúng ta biết đến là EVN và nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Lên đầu trang

4. Dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ được ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính khác sử dụng để thanh toán quốc tế hoặc tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ quốc gia đó. Do phần lớn các hàng hóa như dầu và vàng đều được ghi giá bằng đồng tiền sử dụng trong dự trữ ngoại hối khiến cho các nước khác phải có sẵn loại đồng tiền này để trả những loại hàng hóa trên. Do đó, việc nắm giữ dự trữ ngoại hối sẽ giảm thiểu rủi ro tỷ giá cũng như giúp cho các quốc gia không phải mất công đổi tiền để mua hàng.

Ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh mức độ dự trữ ngoại hối để chống lại sự dao động bất ổn của tiền tệ bằng cách tác động lên tỷ giá hối đoái, tăng cầu đồng nội tệ và giá trị của nó lên. Dự trữ ngoại hối đóng vai trò giảm sốc đối với các yếu tố có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ giá hối đoái quốc gia và giúp ngân hàng trung ương duy trì một tỷ giá ổn định.

Nếu như một quốc gia cạn kiệt dự trữ ngoại hối thì quốc gia đó sẽ mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài và mất kiểm soát tỷ giá hối đoái quốc gia đó. Việt Nam là nước theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định nhằm giữ tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam đồng thời bảo vệ các lợi ích kinh tế của Việt Nam. Để giữ được tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủ Việt Nam phải duy trì lượng dữ trữ ngoại hối quốc giá đủ lớn. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối của 1 quốc gia phải đảm bảo tối thiểu 12 tuần nhập khẩu nhưng Việt Nam hiện nay chỉ đảm bảo được có xấp xỉ 9 tuần nhập khẩu. Và xu hướng cho thấy là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khó có thể đảm bảo duy trì đủ lượng dự trữ ngoại hối để cố định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam nữa.
Lên đầu trang

5. Nghị quyết 11 là nghị quyết của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Nghị quyết 11 đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để chống lạm phát và ổn định vĩ mô:
(1) Quản lý chặt thị trường tiền tệ: kìm giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2011 ở mức dưới 20% (chỉ số này cho năm 2010 là 25%), thực hiện kết hối bắt buộc, trước hết là với khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và quản lý chặt thị trường vàng, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.
(2) Thắt chặt đầu tư công: tăng thu ngân sách nhà nước khoảng 7% – 8% so với dự toán ngân sách 2011 đã được Quốc hội thông qua, giảm chi thường xuyên của 9 tháng còn lại xuống 10%, từ đó giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới mức 5% GDP.
(3) Tăng cường quản lý các thị trường hàng hóa: nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng cường quản lý giá.
(4) Tăng giá điện và xăng dầu, hỗ trợ các hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện.
(5) Bảo đảm an sinh – xã hội.
(6) Đẩy mạnh thông tin – tuyên truyền
Lên đầu trang

6. Chính sách tiền tệ là chính sách quản lý quy mô cung tiền và mức độ tăng trưởng của cung tiền để qua đó tác động lên lãi suất. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định hoặc quy định mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại.

Có 2 loại chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ thắt chặt và mở rộng. Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm cung tiền trong khi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tăng cung tiền.
Lên đầu trang

7. Chính sách tài khóa là các chính sách chi tiêu của chính phủ nhằm tác động lên kinh tế vĩ mô thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ, thuế khóa.
Lên đầu trang

8. Khủng hoảng tiền tệ xảy ra khi có sự suy sụp giá trị đồng nội tệ của một quốc gia. Sự suy sụp giá trị tiêu cực này ảnh hướng xấu tới nền kinh tế quốc gia đó, tạo ra bất ổn định trong tỷ giá hối đoái. Sự mất giá trị đồng nội tệ sẽ làm mất đi vai trò là một phương tiện thanh toán cũng như phương tiện tích lũy giá trị của đồng nội tệ. Khủng hoảng tiền tệ thường tác động mạnh tới các quốc gia theo chế độ neo tỷ giá hơn là chế độ thả nổi tỷ giá.

Nếu như Việt Nam cạn kiệt dự trữ ngoại tệ thì nền kinh tế sẽ bị đình trệ hoàn toàn do không còn đủ ngoại tệ đáp ứng cho việc duy trì nền kinh tế hoạt động.
Lên đầu trang

9. Câu trả lời là CÓ. Lý do đơn giản là chính phủ Việt Nam đã tung một lượng tiền quá lớn vào nền kinh tế một cách thiếu tính toán. Các tập đoàn Vinashin, EVN và vô số các doanh nghiệp nhà nước ngốn một lượng tiền mặt quá lớn song không hoạt động hiệu quả dẫn tới lỗ trầm trọng. Hệ thống ngân hàng chịu áp lực nợ xấu nặng nề từ các loại tập đoàn quốc doanh này song không thể siết nợ họ được. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại in tiền tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng nhằm ngăn chặn chính sự phá sản của hệ thống ngân hàng.
Lên đầu trang

10. Tám lý do vì sao nền kinh tế Việt Nam SẼ sụp đổ:
1. Ngoại tệ dự trữ giảm quá mạnh
2. Thâm hụt mậu dịch cao
3. Lạm phát đang tăng tốc
4. Nội tệ mất giá trầm trọng
5. Bay vốn (capital flight)
6. TÍN DỤNG QUỐC GIA bị đánh xuống kinh hoàng.
7. VÀNG lên giá mạnh, kéo theo giá nhiều mặt hàng tăng vọt, do giá nhiều mặt hàng VN theo bản vị vàng.
8. XĂNG lên giá mạnh, kéo theo giá thành sản xuất tăng, giá hàng hóa tăng.

Kịch bản sụp đổ kinh tế Việt Nam:

Dựa vào phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin dè dặt đưa ra một kịch bản sụp đổ kinh tế Việt Nam cho các bạn tham khảo:

Đầu tiên, hệ thống ngân hàng sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Ví dụ có tin đồn Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng xyz nào đó đã bỏ trốn, để lại ngân hàng thua lỗ abc ngàn tỉ đồng, v.v… Người ta rần rần chạy ra lấy tiền thì cho dù ngân hàng không lỗ, cũng không có tiền lập tức trả lại. CP VN bổ thêm tiền vào, tin này lại bị “rò rỉ” ra ngoài thì lại càng tệ hại, chuyện không thành có, v..v… Một ngân hàng sập thì kéo theo chục cái khác. Một quan chức bỏ chạy kéo theo nhiều chục, rồi trăm, người khác.

Tiếp theo là bên chứng khoán sẽ có nạn sụt giá kinh hoàng, do người ta đạp nhau bán lấy tiền mua vàng, USD. Cho dù CP VN tung tiền vào cứu, nhưng bao nhiêu cũng không đủ trừ khi in ra tiền mua lại hết tất cả chứng khoán.

Nhưng như vậy sẽ gây lạm phát hàng trăm % hàng tháng, đúng như kịch bản từng xảy ra 4 lần trước đây, khi đó buộc phảI ĐỔI TIỀN, 1000 đồng cũ đổi 1 đồng mới.

Giai đoạn kế tiếp là không đủ xăng dầu cung cấp, do các doanh nghiệp nhập xăng dầu không mua được USD. Và giá thuốc Tây, sữa, nói chung là MỌI mặt hàng ngoại nhập đều tăng giá. Giá thực phẩm sẽ tăng, do phải nhập phân bón, thuốc trừ sâu, cho dù giá rẻ do hàng độc hại từ TQ, nhưng cũng phải trả bằng vàng, USD.

Công nhân viên chức ĐANG đói khổ lại SẼ càng đói khổ khốc liệt. Lại sẽ có bao cấp, phiếu xăng dầu, sổ gạo, sổ nhu yếu phẩm.

Sẽ có nạn đói lan rộng toàn quốc, trước hết từ miền Trung lan ra các miền sâu, xa, núi. Dân nghèo đổ vào thành phố sẽ gây ra khủng hoảng xã hội, lương thực, sẽ tăng trộm cướp, xì ke ma túy. quốc tế phải khẩn cấp can thiệp, cho viện trợ thực phẩm, IMF cho VN vay khẩn cấp 30 tỉ USD cứu trợ KT, trả các khoản nợ quốc gia, nhập xăng dầu.
Lên đầu trang

11. Giải pháp cho dân thường vượt qua sụp đổ kinh tế:

– Vào lúc này chỉ có thể tự vệ cho qua khỏi thời khó khăn, đừng nên tìm cách kiếm lợi nhuận.

– Nếu đang cho ai mượn tiền thì nên đòi lại, cho dù bỏ tiền lời.

– Nếu có tiền nhiều thì, nếu có cách chuyển ra ngoại quốc là tốt nhất.

– Tiền tại VN thì nên đổi ra vàng, USD. Loại nào cũng được, miễn là thuận tiện cho từng cá nhân. Đổi ra rồi thì thật ra khó biết phải làm gì, vì giữ trong nhà có khả năng bị trộm cướp mất hết. Gởi ngân hàng ngoại quốc tại Việt Nam như ANZ, HSBC thì nếu có lệnh kết hối, vẫn bị kết hối.

– Cách tốt nhất theo tôi vẫn là mở tài khoản tại ngân hàng ngoại quốc để gửi USD vào. Theo tôi biết thì bên Singapore họ cho phép người ngoại quốc mở tài khoản ngân hàng dễ dàng. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin trên mạng.

– Đừng ham lời nhiều, vào lúc này chỉ bảo toàn vốn, 100 USD còn 100 USD là tốt, khỏi cần tăng vài USD trong 1 năm, để rồi nếu ngân hàng VN sụp thì mất hết.

– CP VN bỏ rơi VINASHIN được thì cũng có thể bỏ rơi hệ thống ngân hàng được, khi hết cách cứu vãn. Đừng hy vọng CP VN sẽ cứu ngân hàng khi các nơi này không có USD, vàng trả lại cho người gởi.
Lên đầu trang

Thảo luận

55 bình luận về “Những câu hỏi thường gặp

  1. Bài viết của bạn chỉ đúng một phần nhỏ vì nó nói lên 1 phần nhỏ của tình trạng nền kinh tế việt nam thôi, bạn chỉ nêu lên những khó khăn hiện tại của kinh tế việt nam mà không chỉ ra được những ưu điểm của nó. Tuy hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn và giá cả tăng cao gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nhưng vẫn còn đó rất nhiều doanh nghiệp và rất rất nhiều người lao động chăm chỉ miệt mài ngày đêm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Và mục đích bài viết của bạn là gì góp phần tạo ra bất ổn cho xã hội việt nam chăng bạn có phải người việt nam không, các biện pháp ban đưa ra cho người dân như thế rõ ràng là muốn làm tình hình xã hội rối loạn còn gì. Đúng là đồ phản động

    Posted by dan hai phong | 25/08/2011, 04:53
    • Nguyên nhân của những bất ổn hiện nay là do ai? Ai đang phải gánh chịu?

      Ai đang tạo ra của cải cho xã hội? Ai đang ăn mòn những của cải đó?

      Những điều bạn nêu ra hoàn toàn ko có giá trị tranh luận vì đó ko phải là ưu điểm, đó chỉ là một hình thức kinh tế. Nếu muốn phân tích những ưu điểm thì bạn hãy liệt kê những đóng góp của thành phần kinh tế Nhà nước (chiếm trên 60% vốn của đất nước nhưng đóng góp chỉ khoảng 35% GDP), rồi các thống kê về GDP PPP, lạm phát, tình trạng ngoại hối, tỉ giá, áp lực của các ngành kinh tế do chính sách tài chính, chính sách chi tiêu công hiệu quả ra sao..

      Nói chi xa xôi, hãy nhìn đời sống của những người dân nghèo, nông dân, công nnân xem? Hoặc bản thân bạn có bao giờ phải đi chợ, cân đong đo đếm từng đồng không? Bạn có bao giờ bỏ mồ hôi sôi nước mắt kiếm tiền chỉ để biết rằng số tiền mình kiếm được mất hơn 30% giá trị sau 4 năm ko (2006 – 2010)?

      Những mặt trái của KTVN thì trên đây đã có hàng loạt bài viết rồi, bạn nên tham khảo để mở mang kiến thức cho bản thân trước khi ‘tranh luận’.

      Chúng tôi chỉ có mục đích là muốn hỗ trợ CÁ NHÂN vượt qua cơn lũ kinh tế này, nếu bạn ko biết bảo vệ tài sản của mình thì tùy vào bạn, trang Dự đoán kinh tế Việt Nam này là nhằm cung cấp một giải pháp cho đa số người dân Việt Nam nhằm có hướng đi bảo toàn tài sản cá nhân của mình, thay vì để nó bốc hơi qua năm tháng.

      PS: Thật sự chúng tôi rất mệt mỏi khi phải nhận phản hồi từ những bạn trẻ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sống nhưng luôn muốn làm ông, làm cha chú người khác; thích gán ghép, luận tội như thời đấu tố mà chẳng hề dám đứng ra tranh luận.

      Posted by ddkt | 26/08/2011, 13:36
      • Sao giờ nghe chữ phản động nó “buồn cười” KINH KHỦNG KHIẾP. Trong khi 1 năm trước mình rất hay nói :)). Cố lên các bạn, thoát ra khỏi cái tôi của chính mình mà tìm hiểu đi

        Posted by 123 | 11/10/2011, 23:37
    • Chính cái chế độ này mới tạo ra cái bọn HP cướp bóc, hung tợn như bọn mày. Thử hỏi nếu XH này mà không như vậy thì bọn HP hiện tại của bọn mày có được vậy không. Toàn một lũ cướp.

      Posted by saigonesevn | 27/08/2011, 07:42
    • Haha thằng này dốt mà lại tỏ ra nguy hiểm! Cho nó đói xanh mắt xem nó còn yêu cái CP của nó nổi nửa hem.

      Posted by Dân SaiGon | 28/08/2011, 13:22
    • he he he. nói như dở hơi. ai dang miệt mài tạo ra của cải? tạo ra nhiều thế mà lại lạm phát à? tạo ra vinashin à? có mắt mà như đui là sao vậy??????????//

      Posted by Cười Vãi Hàng | 01/09/2011, 23:44
    • Nếu bạn thấy trang này phản động thì vào làm gì. Theo tôi thì ở đây mọi người điều phân tích và đưa ra giải pháp tốt cho mọi người. Xã hội này đang bên bờ vực cũng là do những loại người như bạn.

      Posted by Dân Sài Gòn | 14/09/2011, 10:10
    • “chúng ta” phải “làm gì” để “sống sót” …

      http://fesinvestment.blogspot.com

      Posted by jimmy | 12/12/2011, 14:26
    • nói thẳng ra mặc dù admin dự báo kinh tế có khi nói hơi quá nhưng kỳ thực dấu hiệu sụp đổ là có thật hơn nữa với kiểu kinh tế nửa nạc nửa mỡ tư bản không ra mà xã hội chủ nghĩa cũng bố láo thì không thể có thằng doanh nghiệp nào tồn tại về lâu về dài, nay kinh tế thế giới chưa chết mà kinh tế vn sắp chết thì thử hỏi khi có khủng hoảng đỉnh điểm thì vn còn cái gì để mà làm ?

      nãy là nói cho lịch sử để giải thích còn dưới xin lỗi cho tôi chửi mấy cái đầu tôm bã đậu óc bã mía cùi bắp nói chung là không có phần trăm trí tuệ :
      dẹp cái chữ phản động đi ! chẳng hiểu sao gì mà sao cứ thấy ai nói ngược báo lề phải thì mấy thằng nhãi ranh ôn con này lại nhảy vào gài chữ phản động lên, phản ai ai phản mà dân khổ quá thì phải chống lại mấy thằng chó chết lãnh đạo cái nước này như cái giẻ rách từ a-z thì bố nó cũng phải lật đổ chứ ở đó ! không phản nó có mà ăn cám heo sao đồ ngu cái này gọi là mấy thằng ngu trung không có chút xíu chất xám không biết cái gì là đúng sai mà cứ hay chụp mũ bố láo bố lếu . Thật khổ cho vn vì vẫn còn mấy thằng não không có gram chất xám này

      Posted by super phó thường dân | 03/03/2012, 01:29
    • Toi cung xin gop y ban dan hai phong, dung bao gio noi toi hai ” phản động” nữa nhé, Vì là người Việt Nam yêu nước mới bàn luận, còn bạn không thích dự báo thì biến cho mọi người nhờ nhé. Cảnh cáo trước!

      Posted by phuong | 06/05/2012, 16:15
    • có lẽ bạn là quan chức -“hưởng” nhiều bổn lộc từ tham nhũng nên thấy Việt nam này tốt đẹp và chê người viết bài trên là phản động ? bạn như một con bò đang đội nón và chỉ biết điều gì xảy ra trong cái nón đó mà thôi ?

      Posted by tommy | 13/06/2012, 11:06
    • Thang nay bi nhoi so lau qua roi!

      Posted by danden | 01/10/2012, 17:45
  2. Vài ý kiến cùng DĐKT:

    Trang dự đoán kinh tế như Lời Ngỏ là “không can dự, khuyến khích, cổ vũ.. các bài viết có liên quan đến các vấn đề chính trị…” (https://dudoankinhte.wordpress.com/about/) Tuy nhiên, theo tôi đây là điều bất khả thi nếu muốn bàn luận đến nơi đến chốn.

    Bởi lẽ, như chúng ta đều biết, kinh tế và chính trị là 2 lĩnh vực có liên rất quan mật voi nha trong mọi quốc gia như hình với bóng khong thể tách rời. Một đất nước có nền kinh tế tư bản thì chắc chắn không thể nào sống chung với xã hội chủ nghĩa được và nguoc lai

    Chinh vì vậy, khi bàn về cái nền kinh tế thi truong theo dinh huong XHCN ‘nửa nạc nửa mỡ’ của VN hien nay, làm sao lại không đụng chạm đến những mặt trái đầy rẫy nghịch lý, tiêu cực của thể chế ‘quái đản’ này?

    Boi vậy, DĐKT dù đã cố né tránh nhưng cuối cùng cũng bị ‘danhaiphong’ chụp cho cái mũ ‘đồ phản động’ cũng là điều tất yếu. Nhưng không sao, kiểu lý sự cùn này với đại đa số người dân nó chẳng còn làm ai sợ tham chí còn được hiểu nguoc lại. Ai bị nhà nuoc kết tội ‘phản động’ đó mới là nguoi yêu nước thực sự.

    Những chuyện tồi tệ Hà Nội gây ra cho những nguoi ‘phản động’ vì biểu tình chống TQ xâm luoc gần đây là minh chứng!

    Posted by Tala | 26/08/2011, 22:45
    • Tala,

      Tùy thôi bạn, quy định đưa ra trước để nhằm tránh chủ đề quá sa đà vào yếu tố chính trị thôi, chứ khi đề cập đến nói vẫn được mà.

      Nguyên văn: “Trang không can dự, khuyến khích, cổ vũ.. các bài viết có liên quan đến các vấn đề chính trị. Mọi bài viết, note, hình ảnh.. của thành viên có liên quan đến các vấn đề chính trị, nhưng không nằm trong suy luận kinh tế, có thể bị xóa.”

      ———-

      Đây là blog cập nhật/nhận định kinh tế, nói chung là chỗ trao đổi đàng hoàng nghiêm túc, chứ không phải là cái chợ cho những ai thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết.. hoặc tệ hơn là thiếu tư cách hành xử văn minh tối thiểu, vào để phá rối.

      Nếu tranh luận bằng cách dẫn chứng, phân tích.. thì ít ra còn có ground để mà đứng trên quan điểm đối lập để người khác cùng trao đổi; chứ ko phải bằng cái kiểu chụp mũ dở hơi đó được.

      Posted by ddkt | 27/08/2011, 01:10
    • Bạn nói cũng có lý nhưng tôi thích DDKT vì qua đó mình nhận được nhiều thông tin về kinh tế giúp cho mình nhận định về cuộc sống tương lai của bản thân, gia đình và xã hội còn mọi việc khác mình không quan tâm lắm, mình cũng học được nhiều điều từ DDKT

      Posted by Ha noi | 02/09/2011, 23:31
  3. Các bạn yên tâm!. Cuộc sống càng khó khăn ( và chắc chắn sẽ như thế) thì những ng như tôi đây và rất nhiều ng khác nữa sẽ nhận thấy bản chất của xã hội này thôi. Còn những kẻ cứ mở mồm ra là kêu phản động chỉ có 2 loại:
    thứ 1: ăn tiên bẩn của CQ rồi thì phải bảo vệ nó hết mình thôi, bất chấp luật pháp đạo lý.
    Thứ 2: bao nhiêu năm qua bị nhồi sọ quá lâu rồi nên mất khả năng phản biện đánh giá đúng sai, thờ ơ vô cảm với mọi thứ. Nhưng rồi đời sống khó khăn thì chính họ cũng ko thể thờ ơ dc nữa, phải lên tiếng thôi.

    Posted by Phạm Linh Sơn | 26/08/2011, 22:53
  4. Bạn nói khi kết hối,kết kim thì ngay cả NH ngoại quốc cũng bị, vậy sao bạn lại khuyên là nên gửi ngoại tệ vào NH ngoại quốc thay vì mua BĐS, hay giữ vàng trong nhà chẳng hạn?

    Posted by Nguyễn Thắng | 27/08/2011, 11:04
  5. chào mọi người!
    Lâu lắm mới quay lại diễn đàn thấy mọi người bàn tán xôm tụ quá
    Mình xin được góp đôi lời. Quả thật là kinh tế và chính trị luôn phải song hành cùng nhau. Kinh tế là chân phải, chính trị là chân trái và cả 2 chân phải phối hợp với nhau thì cơ thể mới tiến về phía trước được.
    Đau một nỗi là chính trị Việt Nam vì là nền chính trị độc tài tập thể nên không tự thay đổi được, không hỗ trợ được kinh tế để đưa cơ thể Việt Nam tiến ra biển lớn được. Trái lại tự thân nó đã sinh ra bao nhiêu là tệ nạn làm mục ruỗng đạo đức con người và ngân khố quốc gia. Nó đã tạo ra một thế hệ nói dối mà không biết liêm sỉ
    Nước mình giờ từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây mà nhìn vào chỗ nào, lĩnh vực nào cũng đều thấy vấn nạn
    Kinh tế: di căn rồi, không thể giấu và không thể cứu được nữa rồi
    Quốc phòng: Biên giới phía Bắc, Boxit Tây Nguyên, Đường Lưỡi Bò, Đảo Hoàng Sa, Trường sa
    Giáo dục: càng tốn tiền cải cách càng tụt hậu thụt lùi. Nạn chạy trường, tệ tham nhũng trong nhân sự, mất cân đối về đào tạo ngành nghiêm trọng…
    Khoa học: không có thực hành, phát minh gì đáng kể mà chỉ là các tài liệu in ra rồi cất vào tủ.
    Môi trường, tài nguyên: Môi trường ô nhiễm trầm trọng do chính phủ khuyến khích các nước khác đem công nghệ lạc hậu sang việt nam để khai thác giá điện và công nhân giá rẻ. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt
    Văn hóa: suy đồi
    Chính trị…

    Trời ơi, con phải làm sao đây?

    Nam Đàn, Nghệ An tối 27 tháng 8 năm 2011

    Posted by Pham Ngoc Anh | 27/08/2011, 11:08
  6. Thật là khó giải thích cho những bạn như “dan hai phong” hiểu được, nhà nước này mị dân quá tốt.. Những bạn như vậy chưa được “khai sáng”, và có lẽ là bị “bịt mắt” quá lâu ở chế độ này… Buồn vì nhiều người vẫn còn chưa nhìn được ra vấn đề cốt tử của đất nước hiện nay.
    Trở lại với chuyện chính trị và kinh tế; hai cái này ảnh hướng qua lại lẫn nhau, sao có thể tách rời được. Có điều ở VN có một điều cấm kị là không được bàn đến chính trị, bàn đến thì bị quy là phản động (?!). Không tiện và cũng không nên bàn đến chuyện đó ở đây.
    Về KTVN, càng phân tích, càng tranh luận, thì sẽ chỉ có thể quy ra cái gốc của nó đã sai, tức là về mảng chính trị (mà mảng này không ai dám động đến), nên các công bộc của dân chỉ bàn đến vấn đề ngoài da để chữa bệnh thôi, chả bao giờ có thể khỏi bệnh ung thư được đâu.. Chỉ có thay đổi thể chế mới thay đổi được nền kinh tế bây giờ. Rất tiếc cho những ai yêu CNCS, CNXH, hay KTTT định hướng XHCN là phải như vậy..

    Posted by hoangduongnt | 27/08/2011, 13:47
  7. không có giải pháp kinh tế nào hiệu quả, khi lòng tin bị đổ vỡ, phản ứng dây chuyền và gia tốc thắt cổ kinh tế thị trường định hướng xhcn, nhah hơn và chặt hơn

    Posted by glang949 | 28/08/2011, 17:10
  8. Chao ban ddkt, minh cung co 1 thac mac nhu ban Nguyen Thang khi doc bai cua ban do la ban noi khi ket hoi thi neu gui tien o ngan hang ngoai quoc cung bi vay tai sao ban lai khuyen moi nguoi gui tai do? Hay y ban la gui vao ngan hang nhu ngan hang Thuy Si?

    Posted by Hau Do | 28/08/2011, 22:01
    • Ở Việt Nam hiện tại có 2 ngân hàng ngoại quốc được phép hoạt động đầy đủ là ANZ và HSBC. Nếu bạn gửi ở đó thì khả năng các ngân hàng này phá sản là bằng 0 nếu như hệ thống ngân hàng VN sụp đổ. Đó là ý khi đó của tôi. Bởi vì giữ một lượng lớn tiền USD hay vàng tại nhà cũng có cái nguy hiểm của nó. Tuy nhiên giờ tình hình đã thay đổi, tốt nhất hãy giữ tiền USD hay vàng tại nhà và cất giấu thật kỹ là ổn. Hoặc bạn có thể tham khảo thông tin mở tài khoản ngân hàng dành cho người ngoại quốc tại Singapore, bên đó họ có thủ tục dễ dàng cho người ngoại quốc. Cám ơn bạn đã hỏi kỹ. Tôi vừa cập nhật lại thông tin của FAQ.

      Posted by dudoankinhte | 29/08/2011, 08:59
  9. Bao nhieu nam lam cong nhan, luong khong du an – ao khong du mac dong luong chet doi, benh khong co tien mua thuoc uong, nha khong co o muon nha tro an o nhu chuong heo, lay dau ma mua dollar mua vang day ! Hic.
    Nhung bai viet nay chi giup cho bon quan chuc tham nhung hoi lo ngay cang giau them thoi, con chung toi doc cho vui thoi, cha giup duoc gi hon.

    Posted by Ghetbondanapnhandan | 01/09/2011, 20:55
    • đúng đó! nói câu khác..’vẽ đường cho hươu chạy’..dẫu sao mình cũng có vài cây vàng..giờ đang loay hoay tìm chỗ dấu..mà không biết dấu vào đâu? rui,mè,cột,kèo..vườn,ao, chỗ nào cũng chẳng thấy an toàn!!!!!!!

      Posted by HÂN555 | 07/10/2012, 16:53
  10. Tôi có vay thế chấp nhà cho Ngân hàng, nợ 3 tỉ. Do thua lỗ nên không trả được lãi và gốc. Cứ để thế hay bán nhà để trả? Vì rất khó bán nhà.

    Posted by Thu | 14/09/2011, 02:24
  11. Ông dân hải phòng comment như công an hoặc mấy cháu sinh viên năm 2 mới học KTvi vĩ mô hoặc mấy cháu cán bộ đoàn vậy. Nếu muốn tranh luận thì nên có lập luận đàng hoàng nhé…

    Posted by người Việt Nam | 16/09/2011, 12:35
    • Tôi cũng là người Hải Phòng, cũng la loại ngu của HP nhưng đọc cái mà cậu viết ra thì biết ngay đầu bạn để trồng cỏ hoặc mang xuống Lũng trồng hoa thì tuyệt. tôi xin đặt tên mới cho bạn ấy là Đần HP

      Posted by Ô kìa | 20/10/2011, 17:07
  12. Cho hỏi sẽ xảy ra tình huống như thế nào khi làm theo lời người viết, đó là ai cũng mua đô với ngoại tệ, thiết nghĩ đấy không phải là giải pháp cho nền kinh tế hiện nay mà trái lại còn làm tồi tệ hơn. Xét về mặt cá nhân thì có thế hợp lí nhưng xét trên toàn diện thì ngược lại, Am I right ?

    Posted by jah0506 | 20/09/2011, 16:55
    • Giải pháp cho nền kinh tế hiện nay? …

      Có cần xay nát sâm nhung ra đổ vào họng, tiêm nước biển, thuốc bổ quý cho một bệnh nhân sắp sửa đi vào cõi chết với thân xác đang phân hủy không? Có nên xây tiếp thêm vài tầng lầu cho căn nhà nhà trệt dột nát bên bờ sông đang sạt lở chăng?

      Posted by Bichle | 30/09/2011, 14:08
    • giải pháp cuối cùng của kẻ đi trong sa mạc..tích nước tiểu trong cái chai để phòng tới lúc không còn nước
      để uống!!!nhưng thiết nghĩ đó là biện pháp duy nhất thôi?

      Posted by HÂN555 | 07/10/2012, 17:05
  13. NHAN QUA – VO THUONG

    Posted by TINH-TAM | 30/09/2011, 16:57
  14. Mình xin hỏi một chút nha. DĐKT
    Nếu đúng như bạn nói, bạn đã nhìn ra được những thiếu xót hay sụ thất bại của nền kinh tế VN,
    Như vậy nếu sụp đổ thì liệu nền kinh tế của VN sẽ khôi phục như thế nào. Đất nước mình sẽ theo chế độ tư bản chăng ?
    Nếu gửi tiền vào NH ngoại quốc, thì gửi đến bao lâu, vì để yên một chỗ cũng không ổn.

    KD Ko hiểu biết nhiều về kinh tế lắm nên mong các pác chỉ giáo thêm.

    Posted by Kinhdi100 | 12/10/2011, 17:27
    • Bạn có thể gửi tới khi có dấu hiệu kết hối. Lúc đó, các ngân hàng VN phá sản sẽ không cho bạn rút tiền ra trước hạn kết hối nhưng NH nước ngoài thì có. Thông tin chi tiết bạn đọc thêm tại đây

      Posted by ddkt | 12/10/2011, 19:45
    • giải pháp cuối cùng của kẻ đi trong sa mạc..tích nước tiểu trong cái chai để phòng tới lúc không còn nước
      để uống!!!nhưng thiết nghĩ đó là biện pháp duy nhất thôi?

      bạn cứ nên làm theo lời khuyên của ddkt…rất đúng trong nhất thời.

      Posted by HÂN555 | 07/10/2012, 17:09
  15. Đọc bài viết cũng thấy được mở mang ra chút ít, dẫu thấy 1 số chỗ ko hợp lý lắm.

    Posted by dien dan bat dong san | 01/11/2011, 01:01
  16. Nhận định sau cùng tôi thấy giống như phản động vậy

    Posted by hieu | 10/11/2011, 19:17
  17. Tôi không bênh vực ai cũng chẳng đả kích ai.Mọi ý kiến đều đáng xem xét và là đầu mối để tranh luận từ đó rút ra những điều đáng làm.Kinh tế không thể không ảnh hưởng (đúng hơn là bị chi phối) bởi chính trị,nên cụm từ BỌN PHẢN ĐỘNG xin mọi người đừng đem vào đây làm bẩn sân chơi DĐKT.Đất nước thay đổi chỉ khi nào qua cuộc cách mạng.Cuộc cách mạng chúng ta đang mong chờ là sự sụp đổ của nền kinh tế VN,bị đào thải khỏi nền kinh tế toàn cầu,từ đó thể chế chính trị bắt buộc phải thay đổ để thích ứng với nền kinh tế chung,lối thoát cho chúng ta là ở đó.

    Posted by Lam | 21/11/2011, 03:36
  18. Trong việc mua bán cổ phiếu trên thị thường chứng khoán , bình thường thì có người lời , có người lổ . Khi chứng khoán đi xuống như hiện nay , thì hầu như ai cũng lổ . Vậy ai là người lời , hoặc tiền bị mất đi do lổ đi về đâu , nó có vẫn nằm trong nền kinh tế đất nước không ? Xin DDKT giải thích dùm . Cảm ơn .

    Posted by khach | 22/11/2011, 20:58
    • Thưa bạn, không có ai có lời khi cả thị trường đi xuống như thế này. Còn việc tiền thua lỗ chứng khoán chảy vào túi ai thì mời bạn đọc bài này:

      http://phapluatxahoi.vn/2011060609246270p1005c1024/tien-thua-lo-chung-khoan-chay-vao-tui-ai.htm

      Posted by ddkt | 23/11/2011, 21:30
      • Trường hợp Ko có giao dịch :
        Khi chứng khoán đi xuống như hiện nay , thì hầu như ai cũng lỗ. Riêng những người nắm giữ cổ phiếu mua với giá gốc ( giá ghi sổ kế toán của công ty phát hành cổ phiếu ) và không có giao dịch thì chưa bị lỗ , có lời chút đỉnh vào cuối năm tài chính .
        Trường hợp có giao dịch :
        a- Khi chứng khoán đi xuống như hiện nay nhưng giá cổ phiếu xuống vẫn chưa đến mức = giá gốc thì ai là người lời , ai là người lỗ ? để trả lời câu hỏi này phải lội ngược thời gian từ khi mới phát hành Cổ phiếu cho đến hiện nay chứng khoán đang đi xuống .Trong suốt quá trình này có lúc chứng khoán xuống , có lúc chứng khoán lên , có người lời , có người lỗ .Suốt quá trình này bù qua sớt lại và tính trên toàn nền kinh tế ,tổng tiền lời trừ đi tổng tiền lỗ gần như bằng không . Vậy ,Trường hợp giá cổ phiếu xuống chưa đến mức = giá gốc thì người mua với giá gốc có lời , còn nền kinh tế đất nước không có lợi lộc gì cả .

        b- Khi chứng khoán đi xuống như hiện nay và giá cổ phiếu xuống dưới mức giá gốc thì xảy ra hoảng loạn , bán đổ bán tháo . Nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu ai cũng lỗ , cổ đông rút vốn , công ty thiếu vốn không hoạt động được , không trả được nợ ngân hàng , ngân hàng bị nợ xấu cao , nhà nước bơm tiền cứu ngân hàng dẫn đến lạm phát . Vậy , trường hợp này tiền thua lỗ chứng khoán cuối cùng chảy vào túi ai ? là dân lao động nghèo phải hứng chịu lạm phát .

        Vài dòng suy nghĩ về hậu quả chứng khoán đi xuống , mong cac bạn chỉ giáo thêm .

        Posted by Hồ hởi | 22/12/2011, 23:35
  19. Cũng đáng khen ngợi cho bạn có những luận điểm đưa ra dự đoán để cho chúng tôi tranh luận, vì dự đoán kiểu cảm tính thì sẽ gặp phản ứng tiêu cực của bạn đọc, nhất là những ai đang bảo vệ hệ thống kinh tế chính trị Việt Nam thì cho bạn là người phản động hoàn toàn không oan uổng. Tuy nhiên, đứng trên lập trường khách quan là công dân yêu nước phải biết làm cho dân lợi, cho dù thông tin tốt hay xấu cũng phải hướng cho dân được an toàn, đồng thời góp ý với hệ thống lãnh đạo để làm cho dân no ấm, chứ không nên nói xấu nhau, diễn đàn lai là nơi ta tranh luận những ý hay lời đẹp không xỉ vả nhau như ban quản trị nói với người Hải Phòng, tôi đây người Hà Tĩnh đọc thấy phẫn nộ vì sự thiếu đoàn kết của các bạn. Kết tội cho ai đó yêu nước, hành động yêu nước, thái độ yêu nước yêu dân và ngược lại thì các bạn nên tham khảo những cổ nhân đã có công với nhân dân ta. Lý lẽ của ban quản trị dường như bất mãn với Chính phủ chứ không phải là yêu dân yêu nước. Nên phản động là đúng rồi còn nói những lời uế ngôn.

    Posted by TinhHaTinh | 05/12/2011, 15:15
    • Xin lỗi, yêu nước không phải là yêu Đảng, yêu Chủ nghĩa Xã hội. Chúng tôi lập trang web ra phổ biến tin tức, đưa đến sự thật cho người dân mà có gì là phản động. Chuyện suy thoái kinh tế hay không chúng tôi lại càng KHÔNG CÓ BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM GÌ. Là những người lãnh đạo, điều hành nền kinh tế, chính phủ Việt Nam mới là người chịu trách nhiệm tất cả.

      Vậy bạn đã thấy ông Dũng làm đúng lời hứa nếu không chống được tham nhũng chưa? PMU18, Vinashin, sập cầu Cần Thơ, in tiền Polyme, …. sờ sờ ra đấy. Sao ông ta KHÔNG MỘT LẦN KHẲNG KHÁI NÓI: TÔI KHÔNG CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG NÊN TÔI TỪ CHỨC như đúng những gì ông ta hứa.

      Nền kinh tế bết bát, 1,2 triệu trẻ em bỏ học, 8 người bệnh chung 1 giường,… Nay nhân dân muốn giữ lại tài sản mồ hôi xương máu, hương hỏa của đời cha ông để lại trước cơn bão lạm phát do chính phủ quản lý yếu kém, sai lầm gây ra thì bị kêu là PHẢN ĐỘNG.

      Sao bạn không thử tự nhìn vào sự thật 1 lần xem ai là phản động? Thử tự hỏi xem những người lãnh đạo như ông Dũng có phải là người biết liêm sỉ, có lòng tự trọng không hay chỉ là THẰNG HÈN.

      Posted by ddkt | 05/12/2011, 23:21
    • DĐKT là một kênh để giúp cho nền KTVN mau chóng sụp đổ. Bởi nền KT này đã lỗi thời và lạc hậu, nó bộc lộ rõ sự yếu kém và đang chờ chết. Tất cả là do cơ chế, đã tạo ra những hình thái kinh tế thị trường, định hướng XHCN khiến cho những con người trong cơ chế này lợi dụng để làm giàu cho cá nhân và số này lại là đội ngũ nắm quyền lãnh đạp.
      Thử hỏi, nếu tiếp tục thì chúng ta sẽ phải làm gì đây? Yêu nước là phải nhìn được chân tướng của sự việc khách quan và dám nhìn thẳng vào vấn đề đặc biệt bàn luận ở đây là vấn đề KTVN. TINHHATINH ngây thơ quá.Tôi thử hỏi bạn, góp ý cho lãnh đạo của VN hiện nay khác nào nói với đầu gối. Bạn phải hiểu thế này, cơ chế của VN hiện nay không cho phép bỏ “định hướng XHCN”. Do vậy, nếu góp ý sẽ bị cho là phản động. Bản chất dẫn đến bi kịch của KTVN này nằm chính ở chỗ con người lãnh đạo trong Đảng. Sinh thời CT HCM có căn dặn mỗi đv là phải phê bình và tự phê bình… Thế nhưng cái khó ở chỗ là không ai muốn phê mình cả. Cho nên sự cám dỗ vật chất, quyền lực nó mới làm cho đất nước ta thê thảm thế này.
      Theo tôi, chỉ cần bổ sung một vấn đề này trong hiến pháp đó là: Thêm 1 Đảng CS VN2 cùng song hành với Đảng CS VN1. Đó chính là tấm gương để 2 đảng soi. Chính vì vậy, có sự cạnh tranh để luôn tự đổi mới và hoàn thiện của mỗi Đảng. Về bản chất cả 2 đảng đều có 1 sứ mệnh lịch sử là đưa dân tộc VN hiện đại hóa, công nghiệp hóa – XH dân chủ – công bằng – văn minh… Tại sao chúng ta không nghĩ và góp ý như vậy nhỉ?

      Posted by Hồ Gia Link | 12/02/2012, 13:16
  20. Tư tưởng Việt Thường:
    Nền kinh tế kém phát triển, đạo đức suy đồi, xã hội bị lưu manh hóa! Tất cả là do thằng Hồ Chí Minh và bọn Ngụy quyền việt gian Cộng sản buôn dân bán nước gây ra!
    Chỉ khi nào toàn dân vùng lên làm cách mạng, đập tan tập đoàn việt gian CS thì nhân dân Việt Nam mới có hy vọng mà thôi!

    nhabaovietthuong.blogspot.com

    Posted by Nhân dân | 22/02/2012, 13:51
  21. Thôi đi ông nội ơi…cả 1 tổ chức chính quyền VNCH với khí tài ngút trời ,máy bay,thiết giáp,,súng ống tiên tiến …trang bị tận răng, mà còn woánh hổng lại Bắc Việt..bỏ của chạy lấy người…giờ ở đó mà vùng lên với chút kiến thức nữa vời…mấy thằng ngu mới nghe lời ông..tập trung chuyên môn đi các bác….

    Posted by nguyễn văn An | 29/02/2012, 11:05
    • Đây là số mạng bi đát của dân tộc việt. Vừa thoát khỏi nanh vuốt của thằng thực dân đế quốc thì gặp phải thằng cộng sản. Đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

      Posted by dân việt | 03/05/2012, 23:15
    • Bạn chỉ biết lịch sử VN qua sách của tụi cs thì mình không tranh luận. Vì thuốc lú cs mạnh như thuốc sổ chỉ có 1 số ít là nhận ra sự giả dối vì đã trải qua sự lừa gạt của cs

      Posted by toiboiai | 19/10/2012, 12:22
  22. Cảm ơn những người ngày đêm học tập nghiên cứu cho nhân loại. Bao giờ người Việt mới được hạnh phúc sánh vai các cường quốc.

    Posted by không dám làm gì | 30/10/2012, 22:47
    • Muốn sánh vai với cường quốc rất dể :

      Là nử thì ra khu Tây ba lô , Nguyễn Trải , mà sánh vai
      Là Nam thì đi Xuất khẩu lao động

      Phần còn lại là phải có chân dài , có tiền

      Nằm mơ : nếu bạn là dân lao động , nghèo , không phải thanh phần ” nhà mặt phố ,bố làm to “.

      Posted by Ben Tre | 04/02/2013, 05:39
  23. Kính gửi DDKT và người đọc

    Xin chào cô chú. Cháu là Lâm, hiện mới là sinh viên năm nhất tại Nottingham, Anh Quốc. Cháu bắt gặp những bài viết phân tích của diễn đàn rất hay và một phần làm mở mang nhận thức của cháu. Thực sự mà nói thì cháu bắt đầu quan tâm đến những lĩnh vực kinh tế, chính trị từ khì cháu đọc những vài bài viết ở đây. Do đó, có thể thấy rằng cháu thực sự chưa nhìn được phần nào bao quát cả bức tranh mà tác giả đang cố vẽ lên.

    Ở đây, cháu có một câu hỏi nho nhỏ. Ở mục 11 – Giải pháp, những ý kiến giải pháp về việc vượt qua thời sụp đổ kinh tế gồm có “tự vệ cho qua khỏi thời khó khăn, đừng nên tìm cách kiếm lợi nhuận”, “chuyển ra ngoại quốc”, “tiền tại VN thì nên đổi ra vàng hay USD”. Cháu thực sự ngưỡng mộ những bài phân tích ấy. Tuy nhiên, là người hưởng ứng nhiệt huyết kinh doanh của bố cháu đang kinh doanh tư tại Hà Nội, cháu mong muốn tìm được câu trả lời “Làm thế nào để tồn tại thời kinh tế khó khăn mà vẫn có vỗn?” Vì cháu không có ước muốn xa quê hương, dù biết những bậc lãnh đạo không được tốt. Vì cháu muốn trở thành một doanh nhân đứng vững mà không liên lụy đến nhà nước (kinh doanh tư nhân) dù biết nền kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp rất là nhiều.

    Là một ngòi bút phân tích rất hay, cháu muốn biết ý kiến của cô chú “Liệu chạy trốn là một nước cờ cuối cùng?” Cháu cám ơn.

    Posted by Nguyễn Đức Lâm | 13/11/2012, 17:27
    • Chỉnh sửa một chút.

      … Tuy nhiên, là người hưởng ứng nhiệt huyết kinh doanh của bố cháu đang kinh doanh tư tại Hà Nội, cháu mong muốn tìm được câu trả lời “Làm thế nào để tồn tại thời kinh tế khó khăn mà vẫn có LỢI NHUẬN?”

      Posted by Nguyễn Đức Lâm | 13/11/2012, 17:32
      • ” Đầu cơ , trích trữ ” , cái nầy hơi ác , nhưng rất hiệu quả

        Thu thập , tom góp cái gì đó , sau đó tung người đi lùng hàng , tạm mhua một số với giá cao để tạo chứng cớ.

        Sau đó chia hàng đi khắp nơi tung ra bán.

        Chiêu nầy có từ xưa nay, nhưng lần nào tung ra vẩn trúng đậm.

        Chỉ cần : trường vốn và lanh lẹ

        Posted by Ben Tre | 04/02/2013, 05:52
    • Trong nước thì vàng và ngoại tệ mạnh( không nhất thiết là tiền Mỹ kim)

      Ngoài nước thì cố giử tiền mặt như tiền Mỹ , Úc , Anh , Châu Âu , Nhật….những nước có đồng tiền mạnh

      Posted by Ben Tre | 04/02/2013, 05:44
  24. Kinh tế VN diển giải theo lối ” Bình dân học vụ ” :

    Nhà kia có 2 vợ chồng già với một thằng con, nhà tạm đủ ăn , có khả năng cho thằng con ăn học đến nơi đến chốn , nhưng thằng con không mê học hành mà lại mê sì ke.

    Người cha thì gầm gè , hậm hực , nhưng không có hành động nào cụ thể , quyết liệt để ngăn cản, đổi đời thằng con , chỉ có quyết tâm cắt cơm cắt tiền thằng con mà thôi.

    Người mẹ thì thương thằng con bị vả thuốc , nên vẩn lén lút chu cấp tiền, hay mua thuốc giúp thằng con vượt khó.

    Thằng con thì ỉ lại ” Hùm dử đâu nở ăn thịt con ” , ” tui chết thì ông bà sau nầy quy tiên, thì lấy ai mà hương khói “.

    Diển giải :

    Người cha là mấy ông ở Bộ Chính trị , có ông nội tên Vủ như Cẩn.

    Người mẹ là mấy ông đang lãnh đạo.

    Thằng con là mấy ông quốc doanh.

    Bài bình dân học vụ nầy dành cho ai dị ứng với hai chử ” PHẢN ĐỘNG “.

    Posted by Ben Tre | 04/02/2013, 05:28
  25. Các vị tiền bối cho em hỏi thêm là tác hại của việc đổi tiền là gì hả các bác? Em rất kèm về kiến thức kinh tế và chỉ mới tìm hiểu gần đây mong các bác trả lời giúp ạ.

    Xin cảm ơn các bác ạ

    Posted by Anb | 16/03/2013, 16:52

Đáp lại

Mốc lịch sử

Kết kim25/05/2012
Kể từ 25-05-2012, mọi giao dịch bằng vàng miếng sẽ bị coi là bất hợp pháp. Công an sẽ tịch thu hết tang vật giao dịch trái phép này.
Free Translation Widget

Liên hệ

Mọi ý kiến đóng góp, thông tin xin các bạn hãy gửi về hộp thư:
dudoankinhte@fastmail.fm

Disclaimer

Mọi thông tin dự đoán kinh tế của trang Dự đoán kinh tế chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào với quyết định đầu tư của độc giả.

wordpress visitor counter