//
bạn đang đọc...
Chính trị - Xã hội, Ngoại tệ, Thế giới, Video, Đình lạm

Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng


Gần một năm qua, các cuộc biểu tình ở Bắc Phi đã dẫn đến nhiều thay đổi về chính trị ở khu vực. Thành công của các cuộc nổi dậy của nhân dân các nước này đã được gọi bằng cái tên Cách mạng Hoa Lài hoặc Mùa xuân Ả rập.

Một trong những nhân tố chủ yếu đánh thức quần chúng đứng lên làm cách mạng mọi thời đại đều là vấn đề kinh tế. Cuộc cách mạng 1945 tại Việt Nam thành công từ nạn đói Ất Dậu chết 2 triệu người, cuộc cách mạng Pháp 1789 bắt nguồn từ nạn đói và các lý do kinh tế như thuế và nợ công, cách mạng những năm 1980 tại Đông Âu và Liên Xô cũng bắt nguồn từ vấn đề kinh tế yếu kém, không đủ sức nuôi sống người dân.

Chính vì quá đói nghèo, người ta mới có cái bạo gan chống lại bạo quyền cai trị. Cách mạng 2011 bắt đầu là từ việc anh bán trái cây bị đàn áp, do quá nghèo, nên sinh ra liều mạng, tự thiêu để phản đối. Từ đó mới lan qua Ai Cập, kéo theo mấy triệu người biểu tình, rồi lan qua Libya đánh nhau chết mấy chục ngàn người trong 8 tháng.

Vậy hiện trạng kinh tế của những nước đó ra sao, và có mối tương quan nào đối với tình hình kinh tế ở Việt Nam không? Bài viết dưới đây phân tích một số mặt kinh tế của các nước Bắc Phi và một số điểm tương đồng kinh tế Việt Nam.

Điều hành kinh tế yếu kém

Đặc điểm chung của các nước này là các chính sách kinh tế không được kiểm soát chặt chẽ, mang tính chất tập trung. Theo đánh giá của giới học giả, các nền kinh tế Ai Cập hay Tunisia đều có điểm chung là tốc độ và hố sâu phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng nhanh. Giới chức cầm quyền tin vào các nhận định tốt đẹp được đưa ra bởi World Bank và IMF, đồng thời IMF lẫn World Bank cũng tin tưởng con số báo cáo, thống kê không chính xác của những nước đó để đánh giá rất tốt đẹp về nền kinh tế (Kadri 2011; Saleh 2010).

© 2011 Guardian News and Media Limited or its affiliated companies. All rights reserved.

Đặc biệt ở Tunisia có xuất hiện tình trạng bong bóng bất động sản và các lĩnh vực tài chính như chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thật sự tại 2 nước này đều rất cao, ở Ai Cập là hơn 50% (Kadri, 2011), ở Tunisia phải cao hơn 19% (tỷ lệ thất nghiệp chính thức).

Giá thực phẩm tăng cao, một hệ quả của tình trạng cung tiền và lạm phát chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình ở Bắc Phi (Dylan Ratigan show, 2011).

(Libya đã cắt giảm in tiền để đối phó với lạm phát và giá cả lương thực)

Trên thế giới sau năm 2008, để kích thích kích kinh tế và tạo ra niềm tin kinh tế, Chính phủ các nước đã hoặc (1) vay mượn hoặc (2) tự in ra với số lượng lớn để bù đắp thiếu hụt.

Các Chính phủ PIIGS (Spain, Italy, Portugal, Greece, Ireland) thuộc thành phần thứ nhất trên đây, họ mượn tiền quá nhiều, và nay đi đến chỗ phá sản quốc gia do không có tiền trả (Moore, 2011).

Một số chính phủ khác như Việt Nam, Ai Cập do không có tín dụng cao, không thể mượn được tiền, nên đã tự in tiền mặt và tự tăng tín dụng, từ đó gây ra tình trạng lạm phát kinh hoàng.

Theo thống kê, chính phủ Ai Cập tung ra liên tiếp 3 gói kích thích kinh tế trị giá lên tới 7,3 tỉ USD kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Còn Việt Nam tung ra gói kích thích kinh tế thứ nhất trị giá 8 tỉ USD vào cuối năm 2008 và gói kích thích kinh tế thứ hai vào tháng 11 năm 2009 (trị giá gói kích thích kinh tế thứ 2 này vẫn còn là ẩn số nhưng theo các nguồn tin chính thống thì thấp hơn nhiều so với gói thứ 1) (tham khảo nguồn ở cuối bài).

Lạm phát tại Ai Cập là 12%, còn ở Việt Nam mặc dù con số chính thức là trên 17% nhưng thực tế không thể thấp hơn 50% (xăng dầu, gas, điện, nước, thực phẩm.. đều tăng chóng mặt).

Kinh tế Ai Cập trước cuộc khủng hoảng chính trị đã bước vào giai đoạn STAGFLATION (đình lạm) vài tháng trước, giá hàng hóa tăng vọt cao hơn GDP tăng giả tạo, thất nghiệp lan tràn, kinh tế trì trệ, cuộc sống dân chúng cực kỳ khó khăn, hàng triệu người có học thức cao bị thất nghiệp (Kadri, 2011).

Chính số người “highly educated, newly unemployed” này đã tổ chức thành phong trào chống Chính phủ, với kết quả là bạo động lan tràn một cách có tổ chức, tính toán, và đưa đến việc sụp đổ Chính Phủ TT Mubarak đã đứng vững trong 30 năm qua.

Tại Tunisia tình trạng cũng diễn ra tương tự với nạn giá cả lương thực tăng cao, bong bóng bất động sản và tài chính phình to do các khoản đầu tư chảy vào lĩnh vực phi sản xuất thay vì hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng hay hiện đại hóa nông nghiệp. Và tham nhũng trong quá trình tư hữu hóa tại Tunisia  đã đẩy đào sâu thêm hố ngăn cách giữa tầng lớp “cực giàu” với đại bộ phận người dân, khiến dân chúng rất bất mãn (Nawaat, 2010.)

Đình lạm

Việt Nam đã bước vào giai đoạn STAGFLATION từ lâu, nhưng dân chúng không dám bạo động như bên Ai Cập, và cũng vì CP VN đang cố gắng in tiền ra ngày càng nhiều để kềm giữ giá nhiều mặt hàng quan trọng khỏi tăng, ví dụ bù lỗ 10 ngàn tỉ đồng – tương đương 500 triệu USD – để bù lỗ giá xăng (Hà, 2011), một số rất lớn khác bù lỗ giá điện (Tô, 2011), bán rất nhiều tài nguyên, vùng biển (Thu, 2011), lấy ngoại tệ bù lỗ các doanh nghiệp quốc doanh đang trên đà phá sản khác (Từ, 2011).

Tuy nhiên, các biện pháp này ngày càng trở nên kém hữu hiệu, đem đến việc CP VN công bố “thả nổi” giá xăng, cùng lúc tăng giá điện, nước, giảm bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh điển hình là để cho VINASHIN quỵt nợ ngoại quốc 600 triệu USD (An, 2010).

Mới đây nhất, chính phủ Việt Nam đã công bố không tính nợ Doanh nghiệp quốc doanh vào nợ công của chính phủ (Tư ,2011), hợp pháp hóa việc quỵt nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng của các doanh nghiệp quốc doanh như Vinashin, EVN. Một cuộc phá sản hàng loạt các công ty, tập đoàn quốc doanh, sau khi mất đi sự bù lỗ của CP sẽ xảy ra tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy cách này có lợi là tạm thời tránh lạm phát kinh hoàng do phải tiếp tục “nuông chiều” các cty, tập đoàn quốc doanh hiện đòi hỏi phải được tiếp tục bù lỗ bằng những số tiền khổng lồ, từ đó gây lạm phát khủng khiếp, nhưng dường như đã quá muộn. NHNN tung ra quá nhiều tiền, chỉ trong tháng 10 đã bơm ra thị trường tổng cộng 38.000 tỉ VND, tức 1.7 tỉ USD (Hồng, 2011a; Hồng, 2011b), nay cho dù không tung thêm tiền ra thì cũng chỉ có thể hạn chế một phần nhỏ nào đó mà thôi.

Nhiều ngân hàng nay không hoạt động theo nghiệp vụ ngân hàng mà chạy theo tính hên xui của thị trường khi đem vốn huy động để đầu tư vào các hoạt động rủi ro như bất động sản, vàng hoặc cho vay lấy lãi suất cao (Từ, 2011). Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hết sức chao đảo sau làn sóng vỡ nợ hàng loạt trên toàn quốc đã làm lộ rõ ra các ngân hàng có thanh khoản kém, thậm chí ít nhất 2 ngân hàng không còn khả năng trả nợ (CafeF, 2011), cần phải giải thể, phá sản. Các nguồn tin chính thống đã hé lộ rõ hơn nữa về nguy cơ kết hối, kết kim bằng việc không bảo hiểm các khoản tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ. Còn hệ thống bảo hiểm tiền gửi không thể đảm bảo bảo hiểm tiền gửi cho 1 ngân hàng nếu như phá sản (P.Thảo, 2011).

Bất kể tương lai bức tranh lạm phát và phát triển kinh tế của Việt Nam là một màu xám ảm đạm, thế nhưng, cũng tương tự như các nước Bắc Phi, IMF lẫn WB luôn dành cho Việt Nam những từ ngữ rất tốt đẹp, mang tính khen ngợi (VOV, 2011).

Nạn thất nghiệp, quỵt nợ đang lan tràn, kinh tế đình trệ, nạn đói có thể lan rộng rất mau toàn quốc trong giới nghèo tại các đô thị và tại vùng quê, do số người này không có tiền để dành và do An sinh Xã hội tại VN hầu như hoàn toàn không có.

Ẩn số kiều hối

Trong những năm gần đây, lượng kiều hối của Việt Kiều gửi về Việt Nam ngày càng tăng, kèm theo đó là dòng người Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết Âm lịch. Trong năm 2008, đã có 400 ngàn Việt Kiều về Việt Nam du lịch, đầu tư góp phần tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam không nhỏ. Năm 2010, lượng kiều hối ước tính đạt 8 tỉ USD (Thành , 2011). Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng giúp Chính phủ Việt Nam hạn chế các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang xảy ra trong nước, đặc biệt từ áp lực tỷ giá do các ngân hàng đã bán vàng của dân gửi mà vẫn chưa có đủ ngoại tệ để mua lại (Lý, 2011).

Hàng năm, cả 400 – 500 ngàn người về VN, trong đó số về thăm gia đình chỉ là số nhỏ, còn lại là chơi bời, mua dâm, làm ăn, du lịch, là chính (Lan, 2011).

Năm nay tăng rất mạnh số Việt Kiều về nước, do Noel và Tết gần nhau. Hàng 400 ngàn người sẽ lũ lượt kéo về, năm nay do Tết sớm nên sẽ có người ở đó từ Noel qua Tết, xài hết tiền dành dụm, tiền già, cả năm. Mỗi người đem theo trung bình 3000 USD, 30 kgs hàng hóa, thì đủ giúp Chính Phủ Việt Nam 1,2 tỉ USD, 12 ngàn tấn hàng, làm giảm nhập siêu, tăng ngoại tệ, tránh cho Việt Nam sụp đổ kinh tế trong năm nay.

CP VN chỉ cần in 120 ngàn tỉ đồng ra là đủ mua gom 5 tỉ USD ngoài chợ đen, đủ cho họ kéo dài qua tới tháng 5, sau đó sẽ có tiền từ ADB, WB, bán dầu, có khi được thêm 100 ti USD đường sắt cao tốc từ Nhật.

CP VN rất nhạy bén, qua VN Airlines, họ biết số VK về nước năm nay TĂNG rất cao, ước tính thu USD rất cao, nên họ yên tâm tung USD ra bán giữ tỉ giá.

Họ suy đoán sau đó sẽ có thể tung VND ra mua lại, từ số VK gởi, đem về dịp Noel, Tết, thì họ có thể yên tâm bán ra mỗi tuần 500 triệu USD từ nay đến giữa tháng 12, khi đó Việt Kiều gởi, đem tiền về ào ạt, thì họ khỏi bán ra, mà có khi còn MUA vào là khác.

Xem ra chưa thể có thay đổi gì lớn tại Việt Nam trong năm nay trừ phi số Việt Kiều về nước vì lý do gì đó giảm mạnh đột ngột. Khi đó, Chính phủ Việt Nam mất nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối sẽ đẩy nền kinh tế Việt Nam sâu hơn vào trạng thái đình lạm giống như những điều đã xảy ra bên Libya, Ai Cập, Tunisia.

Phụ lục giới thiệu về các tác giả, học giả trích ở phần đầu:

Ts. Ali Kandri, hiện là nghiên cứu sinh tại London School of Economics (LSE), đang tham gia các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế-chính trị ở thế giới Ả Rập, từng đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế vùng ở Liên Hiệp Quốc tại Beirut. Email: A.Kadri@lse.ac.uk

Gs. Rob Prince, hiện công tác và giảng dạy về chuyên ngành Quốc tế học tại Josef Korbel School of International Studies thuộc University of Denver.

Gs. Basel Saleh, hiện đang giảng dạy bộ môn Kinh tế và là thành viên khoa Hòa bình học tại Radford University. Các công trình của giáo sư về những người Palestine đánh bom tự sát được trích dẫn rộng rãi trên truyền thông và trong nghiên cứu khoa học. Email: bsaleh@radford.edu

References cited:

“Did the economy cause unrest in the Arab world?.” Dylan Ratigan show. MSNBC. 3 Feb. 2011. Webclip. http://www.msnbc.msn.com/id/21134540/vp/41414080#41414080

“Liều thuốc mạnh đang có phản ứng phụ.” CafeF, 22 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://cafef.vn/2011102212310761CA33/lieu-thuoc-manh-dang-co-phan-ung-phu.chn

“WB, IMF đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam.” VOV Online, 29 Sep. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://vov.vn/Home/WB-IMF-danh-gia-cao-su-phat-trien-cua-Viet-Nam/20109/156064.vov

An, Huy. “Vinashin chỉ chấp nhận trả lãi khoản vay 600 triệu USD.” Vneconomy, 24 Dec. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://vneconomy.vn/20101224111817686p0c5/vinashin-chi-chap-nhan-tra-lai-khoan-vay-600-trieu-usd.htm

Hà, Nguyễn. “Đã bỏ ra 10.000 tỉ để không tăng giá xăng dầu.” Sài Gòn Tiếp Thị. Người Lao Động, 18 Jan. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://nld.com.vn/201101181257012p0c1014/da-bo-ra-10000-ti-de-khong-tang-gia-xang-dau.htm

Hồng, Phúc. “Ba ngày, NHNH bơm 9.000 tỉ đồng qua thị trường mở.” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 13 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/63263/Ba-ngay-NHNH-bom-9000-ti-dong-qua-thi-truong-mo.html

Hồng, Phúc. “Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm vốn cho thị trường.” Dân Trí, 5 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-524544/ngan-hang-nha-nuoc-tiep-tuc-bom-von-cho-thi-truong.htm

Kadri, Ali. “Egypt’s Economy in Crisis.” GlobalResearch.ea, 18 Feb. 2011. Web. 27 Oct. 2011. http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=23279

Lan, Ngọc. “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?” Người Việt, 19 Sep. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://viet-studies.info/kinhte/VeVNCapBo_NV.htm

Lý, Hải. “Dự phòng USD cho nhập khẩu vàng, cầu ảo ngoại tệ đã tăng đột ngột” TBKTSG, 28 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://cafef.vn/20111028025355539CA34/du-phong-usd-cho-nhap-khau-vang-cau-ao-ngoai-te-da-tang-dot-ngot.chn

Moore, James. “James Moore: The PIIGS could derail plans to solve eurozone crisis.” Independent. Independent, 27 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.independent.co.uk/news/business/comment/james-moore-the-piigs-could-derail-plans-to-solve-eurozone-crisis-2376384.html

Nawaat. In an interview with Rob Prince. “Deconstructing TuniLeaks: Part Two: Economic Consequences.” Nawaat.org. 22 Dec. 2010, Web. 28 Oct. 2011. http://nawaat.org/portail/2010/12/22/deconstructing-tunileaks-part-two-economic-consequences/

P.Thảo. “Gửi vàng, ngoại tệ không được bảo hiểm.” Dân Trí, 11 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-526566/gui-vang-ngoai-te-khong-duoc-bao-hiem.htm

Saleh, Basel. “Tunisia: IMF ‘Economic Medicine’ has resulted in Mass Poverty and Unemployment.” GlobalResearch.ca, 31 Dec. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=22587

Thành, Tuấn. “Năm 2010, 8 tỉ USD kiều hối chuyển về VN” Lao Động, 12 Jan. 2011 Web. 28 Oct. 2011. http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nam-2010-8-ti-USD-kieu-hoi-chuyen-ve-VN/28798

Thu, Hương. “Dự án lớn nhất từ trước tới nay của Vinpearl.” An Ninh Thủ Đô. An Ninh Thủ Đô, 19 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.anninhthudo.vn/Kinh-doanh/Du-an-lon-nhat-tu-truoc-toi-nay-cua-Vinpearl/419964.antd

Tô, Hà. “Lỗ và nợ, EVN đòi tăng giá điện.” Người Lao Động. Người Lao Động, 19 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://nld.com.vn/20111019110553177p0c1014/lo-va-no-evn-doi-tang-gia-dien.htm

Tư, Hoàng. “Không tính nợ của DNNN vào nợ công.” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 17 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/63567/Khong-tinh-no-cua-DNNN-vao-no-cong.html

Từ, Nguyên. “Nhận diện những “thủ phạm” gây bất ổn kinh tế.” Dân Trí, 28 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-532037/nhan-dien-nhung-thu-pham-gay-bat-on-kinh-te.htm

Số liệu gói kích thích kinh tế của chính phủ Ai Cập:

IBTimes, Egypt eyes new stimulus package: agency, 19/10/2010, http://www.ibtimes.com/articles/73526/20101019/egypt-eyes-new-stimulus-package-agency.htm

Ahram Online, The new stimulus package is worth LE20 billion, says Finance Minister, 24/11/2010, http://english.ahram.org.eg/NewsContent/3/12/434/Business/Economy/The-new-stimulus-package-is-worth-LE-billion,-says.aspx

Số liệu gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam:

VnEconomy, Công bố chi tiết về gói kích cầu 8 tỷ USD, 13/05/2009, http://vneconomy.vn/20090513094255575P0C6/cong-bo-chi-tiet-ve-goi-kich-cau-8-ty-usd.htm

Thanh Niên, Công bố gói kích cầu thứ hai, 31/10/2009, http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200944/20091031002951.aspx

Dân Trí, Quốc hội chưa rõ nguồn tiền gói kích thích kinh tế thứ 2, 4/11/2009, http://dantri.com.vn/c76/s76-360031/quoc-hoi-chua-ro-nguon-tien-goi-kich-thich-kinh-te-thu-2.htm

Bình luận: 4 ngày sau khi công bố gói kích cầu thứ 2, Quốc Hội Việt Nam vẫn không biết Chính phủ lấy nguồn tiền từ đâu ra để kích cầu, đặc biệt là KHÔNG BIẾT TRỊ GIÁ gói kích cầu thứ 2 là bao nhiêu.

Thảo luận

36 bình luận về “Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng

  1. Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm (Biểu đồ 1). Nếu tiếp tục với tốc độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gần
    đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%). Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.

    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/10/20/tnh-hnh-n%e1%bb%a3-cng-v-qu%e1%ba%a3n-l-n%e1%bb%a3-cng-%e1%bb%9f-vi%e1%bb%87t-nam/#more-17567

    We know the communist will bring Viet Nam to the hole . A Big hole . and who will pay for this ? I am sad for Viet Nam .

    Posted by Peter | 29/10/2011, 04:49
    • Peter,

      Actually the debt-to-GDP ratio doesn’t tell much of a story, rather they’re economic power, credit rating histories, currency fluctuation.. such criteria determine the capability and the ability to pay off the debt, all of which in the case of Vietnam is flawed and not a tad splendid.

      Addressing to your question, the succeeding generation will pay the price, but also they’ll be the one to write the history. Let’s just hope it doesn’t end in violent and savage fashions.

      You’re not alone, we’re all saddened by the current status quo of Vietnam and the way it’s run by them.

      Posted by ddktrep | 29/10/2011, 14:17
  2. Ko những dân VN nói chung nghèo nàn vì chính sách vô sản hóa của Hồ/Duẩn, mà bất công còn tàn tệ hơn các nước Bắc Phi chỉ vì đảng ta nắm toàn quyền sinh sát!

    Posted by DaoUu | 29/10/2011, 05:17
    • DaoUu,

      Cho dù bức xúc lắm thì bạn chịu khó chỉ bình luận về kinh tế thôi nha, các vấn đề khác ko ăn nhập gì mấy nên hạn chế.

      Posted by ddktrep | 29/10/2011, 05:19
      • Hello bạn,

        Bạn là chủ nhà, cho nên hể yêu cầu thì tôi nghiêm chỉnh chấp hàng mỗi khi vào trang nhà DDKTVN. Nhưng có thể nào cho tôi thắc mắc được không ?

        Tại sao vậy ? tại sao chỉ bình luận kinh tế và cố tránh xa chính trị ?

        Xin xét vài ý kiến không theo thứ tự quan trọng:

        1. Chính trị và kinh tế có bao giờ tách rời nhau đâu ? tự ngàn xưa đến đời nay ?

        2. Chính bạn cũng công nhận điều trên dâu đó trong các bài đã đăng hay trong các góp ý, và một cách gián tiếp hơn qua các dự đoán kết hối kết kim sẽ đưa đến biến loạn xã hội, có thể đưa đến thay đổi chính trị etc …

        3. Nguồn gốc xâu xa nhất, căn bản nhất của tất cả mọi vấn đề kinh tế nói riêng (va` chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, xã hội, giáo dục, y tế, phát triển, đạo đức, thể thao, nghệ thuật etc ….) của đất nước ta hiện nay chẳng phải là do sự chọn lựa thể chế chính trị sai lầm bởi dân tộc ta hay sao ?
        Vâng, đồng ý nhiều người trong chúng ta không hề trực tiếp chọn cái đảng CS làm lãnh đạo, nhưng chúng ta tiếc máu xương để gạt bỏ chúng đi – ngay cả khi tận mắt chúng ta đã thấy rõ họ đưa nước nhà đến bờ phá sản, đưa dân tộc vào tròng nô lệ.

        4. Hay tránh xa chính trị, để cho họ để bạn được yên thân ? Tôi không tin như vậy, chỉ cố nghĩ ra những lý do khác nhau. Vì chỉ bận chiếc áo thun có mấy chữ cái HS-TS-VN cũng đủ để họ tấn công bắt bớ rồi, huống gì dự đoán cái chế độ này sẽ cáo chung để đất nước được hồi sinh !

        5. Hay nói như trên “không ăn nhập” cho nên hạn chế ? xin lỗi tôi nghĩ nếu như ai đem chuyện đội dã cầu Mỹ thắng Cuba, tay quần vợt nữ úc thắng US Open, Yanni trình diễn tại Thượng Hải thì mới là không ăn nhập gì đến mình. Còn cho rằng đa số dân Việt Nam nghèo nàn, chịu ngược đãi bất công tàn tệ hơn các dân tộc Bắc Phi chỉ vì đảng Cộng Sản cầm quyền, thì …… chỉ có hoặc sai, hoặc đúng một phần, hoặc trúng phóc, chứ tôi không hiểu tại sao mà nó bị cho là “không ăn nhập” được, thưa bạn ???

        Bỏ qua những ý kiến trên, xin cho tôi bày tỏ sự cảm phục, quý mến đến các bạn, anh chị đã công phu lo lắng cho trang kinh tế này.

        Giữa hàng trăm tờ báo, websites, đài phát thanh, đài truyền hình, loa phóng thanh cộng với 3 triệu cái miệng mở ra đóng vào cùng tần số, cùng nội dung, cùng lề, cùng chiều, các bạn đã hiên ngang gióng lên tiếng nói khác. Tạo điều kiện, cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật nâng cao sự hiểu biết của đồng bào chúng ta giúp họ có thể tìm ra hướng đi tốt nhất cho chính mình.

        Posted by Dang Nguyen | 01/11/2011, 18:55
      • Chúng tôi vẫn nhắc đến chính trị song chuyên trang này chỉ tập trung về kinh tế để giúp đỡ những người dân thông thường, những người có thể ngại ngùng khi nghe tới những từ ngữ liên quan đến chính trị như phản động, ngụy, Việt Nam cộng hòa, dân chủ,… Bạn muốn chúng tôi bàn về chính trị song quả thực mà nói đây không phải là mục tiêu của trang ngay từ ban đầu 🙂

        Nhưng thế không có nghĩa là cá nhân chúng tôi không có những ý kiến, phát biểu về chính trị. Chúng tôi chỉ lên tiếng khi nào cảm thấy thích hợp và an toàn. Cám ơn bạn đã quan tâm.

        Posted by ddkt | 01/11/2011, 21:03
      • Dang Nguyen,

        Tất cả những vấn đề bạn nêu thì chúng tôi biết chứ, nhưng ko muốn đề cập, lí do là vì đây là trang đưa tin về kinh tế, và giữ quan điểm trung lập về chính trị (chúng tôi ko có agenda).

        Thậm chí ngay trong nội bộ nhóm, cũng có thành viên muốn lên tiếng thẳng thắng, “chỉ tận tay tận mặt” cái gốc rễ của vấn đề.

        Đây chỉ là nơi thảo luận/bàn luận/nhận xét về kinh tế; chúng tôi muốn mọi người có một cái ‘xóm’ nhỏ để thảo luận mà ko màn về quan điểm chính trị.

        Cho dù có theo Đảng CS, VNCH hoặc phái Republic/Liberty.., chúng tôi ko quan tâm, và luôn welcome tất cả, miễn sao ko dùng từ ngữ hạ đẳng, mất dạy là được.

        Posted by ddktrep | 03/11/2011, 12:00
  3. Một hai năm gần đây vì ktế Âu Mỹ khó khăn, kiều hối có khuynh hướng giảm! Vả lại vài năm trước đó họ gởi tiền về vn đầu tư BDS. Bây giờ họ đã rút ra khỏi vn khá nhiều. Một số đáng kể về vn để giải phầu làm đẹp, chửa bệnh cho rẻ tiền cũng như khá đông về VN là để thăm nhà. Kiều bào qua lâu thì ko còn mấy họ hàng, nhưng ai qua sau hoặc theo chồng/vợ ra đi thì thích trở về thăm lại. Tôi có quen bao nhiêu người mới qua đoàn tụ đều thích trở về nhiều hơn ai chỉ về mục đích ăn chơi!

    Posted by DaoUu | 29/10/2011, 07:15
  4. Các bạn! Cuộc CÁCH MẠNG “thứ hai” của “DUY-TÂN” từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 chưa chấm dứt! Tôi vẫn còn khắc khoải Hoàng Sa, Trường Sa và hàng triệu người dân đang khốn khó nghèo nàn…

    Nước Việt Nam hình cong chữ S, trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau! Mà ngày nay, các bạn ơi, Vạn Lý Trường Thành thì chạy qua Đà Lạt, Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc thì chạy sang… Tàu! Thác Bản Giốc, ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, núi Lão Sơn, nhiều điểm cao ở Hà giang không còn nằm trong lãnh thổ thiêng liêng của tổ tiên để lại nữa. Hơn ba mươi sáu năm nay Việt Cộng vẫn còn là những “chóp bu lãnh đạo,” đầu người nhưng óc heo, đang xiềng xích bóc lột dân và thâu tóm quyền lợi về tay mình! Mãnh lực CÁCH MẠNG nào làm cho các bạn ngoi dậy, vùng lên???

    Vui lòng đọc tiếp (bấm vào): http://www.HerbalWorldCenter.com/phanrang

    Posted by ThapCoBeMieng | 29/10/2011, 09:17
  5. Chẳng lẽ dân VN mình cứ mãi là những con chuột thí nghiệm cho những chính sách kinh tế dốt nát của những người điều hành sao ?. Cứ ngồi đó than vãn thì có ích gì ?

    Posted by Khách Thăm | 29/10/2011, 10:44
  6. Thay vì lên án Việt kiều về nước ăn chơi, làm ăn… có lẽ nên khuyên họ cứ đi chơi đâu mà họ thích.
    Chỉ không nên mang tiền mặt về mà nên chuyển tiền qua trung gian, kiểu giao tiền đô bên ngoài VN và nhận tiền đô ở trong VN.

    Posted by TTDD | 29/10/2011, 11:17
    • TTDD,

      Thật ra nội dung của bài viết không nhằm “lên án” hoặc có ý định hướng mũi dùi vào ai cả (trừ CPVN), mà chủ yếu là nhận xét và so sánh các điểm tương quan về kinh tế giữa những nước Bắc Phi ngay trước thời gian diễn ra biến cố xã hội và Việt Nam, song song đó là phân tích thêm một vài điểm khác có liên quan.

      Bất ổn về kinh tế tại nhiều nước Bắc Phi đã dẫn đến bất ổn về xã hội, chính trị trong thời gian qua. Mục đích chính của bài viết là để giống lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người dân trước tình trạng suy thoái về kinh tế hiện nay tại Việt Nam, vốn có nhiều nét tương đồng với các nước Bắc Phi.

      Về vấn đề kiều hối thì việc gởi qua các trung gian chuyển tiền từ Mĩ (có đầy trong các chợ) tuy có “lợi ích” là hạn chế nguồn USD chảy vào nhưng lại gián tiếp giúp đỡ cho những kẻ rửa tiền, góp phần làm kiệt quệ kinh tế Việt Nam nhanh hơn. Đúng vậy, nói chung “lợi ích” của việc gởi tiền qua dịch vụ như thế nào là tùy vào cách nhìn của mỗi người.

      Việt Kiều thì ngoài thế hệ HO 1x sau này mới qua (dưới 7 năm) là chắc chắn sẽ về VN, thế hệ ODB đa số là những trí thức có lẽ ít về, tuy nhiên diện HR (thuyền nhân) đa phần bây giờ đã già, có về VN thì cũng về luôn, hoặc lâu lâu về rồi cũng qua lại đây (những người tôi quen ở Mĩ hơn 5, 6 năm mới về 1 lần) luôn do gia đình đã ở đây sẵn, thế hệ 2 trở về sau thì ko có lí do về. Do vậy, cá nhân tôi nghĩ cho dù tình hình ngay lúc này ko thuận lợi cho những xáo trộn về kinh tế để có thể dẫn đến bước ngoặc chính trị, nhưng trong vòng 10 năm nữa thì Việt Nam chắc chắn sẽ ngắc ngoải nếu vẫn cứ đà này, khi “kiều hối” càng ngày càng cạn kiệt (ODB, HR đa phần 6x, 7x trở lên, đã rất già).

      PS chút là tựa bài viết ko gợi ý, ám chỉ về các sự kiện bất ổn trong tương lai hay khuyến khích các hành động mà có thể được cho là ‘cách mạng’. Tựa đề hiện nay đã được chỉnh sửa sau submission mang tính chất agenda nhiều hơn, nên đọc theo lúc đầu là “Tương quan bất ổn kinh tế Việt Nam và các nước Bắc Phi”.

      Posted by ddktrep | 29/10/2011, 13:59
  7. Kiều hối luôn là nguồn bò sữa vô tận cho VN, xài hoài không hết, cũng không lo phải trả nợ như ODA, cũng không phải lo chuyển tiền về nước như FDI, FII.

    Kiều bào thường hay có nhiều ý kiến này nọ về dân chủ, … nhưng không sao, ý kiến gì cũng được miễn mỗi năm gởi về 10 tỷ là được rồi, nhiều hơn càng tốt.

    Ai bảo tui thay đổi cái này cái kia làm gì chứ, có ngốc mới nghe lời họ, khi mà nguồn bò sữa lúc nào cũng ngọt ngào và vô tận.

    Posted by Bò Sữa | 29/10/2011, 12:29
    • Chào bạn Bò Sữa,

      Kiều bào hay bất cứ ai cũng phải làm và đặt biệt kiều bào làm còn nhọc nhằn hơn dân VN rất nhiều. Trên đời này không ai cho không ai thứ gì, kiều bào không cho chính phủ VN, họ chỉ tích góp những đồng lương hẹp hòi của họ đề gửi về gia đình, cha mẹ, anh chị em họ vì thương dòng họ bên Việt Nam còn thiếu thốn nhiều. Mỗi sáng bạn có thể cà kê uống cafe trước khi vào công sở, trong khi đó kiều bào làm hai ba công việc (job) để gửi tiền về VN. Bạn thấy như vậy mà vui được à ?. Phải coi đó là đáng xấu hổ mới đúng chứ.

      Tôi hy vọng một ngày nào đó đất nước phát triển và kiều hối giảm dần, đó mới là niềm vui thật sự, chứng tỏ nền kinh tế VN dám đứng thẳng lưng mà sống chứ không phải trông chờ những dòng tiền kiều hối. Bạn hiều ý tôi chứ ?

      Bạn bỏ 10.000 ra mua ổ bánh mỳ thịt, bạn có yêu cầu người ta không bỏ ớt, nhiều bơ, nhiều thịt không ? Nói gì đến việc nai lưng ra làm gửi về VN mà không có điều kiện ?.

      Trân trọng

      Posted by người sài gòn | 30/10/2011, 19:46
      • Chào bạn Người Sài Gòn,

        Mình chỉ mong bạn hiểu ý mình rằng mình chỉ buồn cho một thực trạng (kiều hối) mà nếu thực trạng này kéo dài có thể gây khó khăn cho một thay đổi tích cực tại Việt Nam. Chỉ mong mọi người ý thức rằng dù chỉ 1$ gởi về cũng có thể góp phần duy trì một thể chế mà họ (hoặc cha, anh họ) đã từng là nạn nhân.

        Posted by Bò Sữa | 01/11/2011, 19:55
    • keu goi tat ca kieu bao hai ngoai ngung ve vn tam thoi , de be lu cs ac on sap tiem , nhan dan vn se thoat duoc ach cs , nuoc vn ta se phon vinh , nhan dan duoc huong tu do , hanh phuc .

      Posted by cam thu lu ban nuoc , hai dan | 31/10/2011, 05:11
  8. Các Anh/Chị cho em hỏi là nếu như KT CSVN sụp đổ, thì những người gửi tiền, vàng ở ngân hàng chắc chắn là mất rồi, vậy còn những người đi vay thì sao nhỉ? Còn sau đó thì điều gì sẽ sảy ra với thị trường bất động sản?

    Posted by Lê Công Thành | 30/10/2011, 13:39
  9. HÃY TẨY CHAY TẤT CẢ NHỮNG CÁI GÌ CÓ LỢI CHO TÀU CỘNG VÀ VIỆT CỘNG THÌ BỌN CHÚNG SẼ KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG

    Posted by QH | 31/10/2011, 15:05
    • Mách nước chút cho các bạn nào có khả năng và tâm huyết:

      Bạn có thể đăng báo tên người về VN, tạo phong trào chống đối họ, tẩy chay họ.

      Hoặc tên tuổi chủ nhân các tiệm nhận gởi tiền, bán vé máy bay, về VN.

      Nếu muốn thì đánh phá các nơi bán vé máy bay về VN, nhận gởi tiền về VN.

      Không ai nói cần phải bạo động gì, chỉ cần phát truyền đơn chống các việc này, đứng trước cửa các nơi nhận gởi tiền, bán vé máy bay về VN quay phim, chụp hình những ai vào đó, rồi in hình họ ra phân phát khắp nơi, kèm theo dòng chữ “Đây là những người giúp CSVN có thêm ngoại tệ chống dân chủ tự do”.

      Không phạm luật đâu, vì cái hành lang truớc các tiệm này là thuộc nơi công cộng.

      Các nơi này mà dẹp, thì CSVN bị thiệt hại hàng trăm triệu EUR hàng năm, còn hơn tiền CP Pháp bố thí.

      Ví dụ, các bạn đã có thể chụp hình, đăng tên tuổi chủ nhân các tiệm nhận gởi tiền về VN, bán vé máy bay về VN.

      Đăng đúng, thì không sao cả, ví dụ:

      “Đây là hinh ông XYZ, XXX tuổi, chuyên nhận chuyển tiền về CSVN, bán vé máy bay về CSVN.

      Đang khi chúng ta biết, CSVN dùng tiền này để phát sóng TV tuyên truyền, trả tiền cho hackers phá hoại các diễn đàn VN hải ngoại, coi thường áp lực ngoại giao từ các CP G7 trong vấn đề nhân quyền, tô son đánh phấn cho chế độ CS, ăn chơi phè phỡn trên thân xác các cô gái nghèo VN.

      Mỗi một EUR gởi về VN là một cây đinh đóng hòm các chí sĩ hoạt động cho dân chủ tự do VN”.

      Những ai muốn gởi, muốn về thật sự, thì vẫn sẽ có cách.

      Nhưng nếu các nơi này bị dẹp, thì người ta phải gởi tiền qua Western Union, mua vé trên mạng hay tại các đại lý Pháp, làm visa rất phiền phức hoặc mắc tiền, như vậy số tiền gởi về, số người về, sẽ GIẢM hẳn.

      Dẹp đuợc các tiệm bán vé máy bay, gởi tiền về VN từ Paris, thì ông làm hại CSVN hàng trăm triệu EUR hàng năm

      Hơn nữa theo cách của tôi, khéo léo chút, thì không hề bị ở tù Pháp. Nếu cần thì nhờ 1 Luật sư tư vấn về giới hạn của việc đăng hình, tên, các chủ tiệm nhận gởi tiền, bán vé máy bay về VN.

      Posted by ddkt | 31/10/2011, 20:48
      • CSVN có tiền làm bao nhiêu việc hại quốc dân, đồng bào, là do số tiền kiều hối này mà ra.

        Họ có tiền cất nhà hàng, khách sạn, nhập về hàng xa xỉ phẩm để khoe thành tích CS, là do số tiền này mà ra.

        Tuyệt đại đa số dân Việt kiều về ăn Tết hàng năm, la cà hàng tháng bên đó, tiêu xài mỗi người hàng mấy ngàn đô la, là dân làm nail từ Mỹ, vì khi đó là mùa Đông tại đây, dân Mỹ mang bao tay, giày boot, nên ít làm nail.

        Chứ người đi làm ít ai nghỉ vào lúc đó, và cũng về rất ngắn ngày, chứ có đâu la cà hàng 1, 2 tháng bên đó.

        Ví dụ năm nay, CSVN phải phá giá VND 12% trong tháng 1, vì hết ngoại tệ. Nếu không nhờ họ này đem 5 tỉ USD về cứu vào dịp Tết, thì nay USD đã tăng lên ít nhất 22k-24k/ VND, có đâu chỉ lình xình 20,8k như hiện nay.

        USD mà tăng lên 22k, 24k VND, thì KT CSVN te tua biết chừng nào, vì giá cả càng tăng vọt kinh hoàng do VN nhập cảng 84 tỉ USD/ năm, nếu giá USD tăng 10% thì giá hàng hóa tại VN tăng 8,4 tỉ USD/ năm, bằng khoảng 10% GDP, tức 10% thu nhập người dân.

        —————————

        Nhưng CSVN không chỉ thiệt hại vì giá tăng.

        Một khi USD khan hiếm, CSVN sẽ không có tiền triển khai vô số các kế hoạch của họ, ví dụ nay họ có ngoại tệ cho phát sóng TV miễn phí tại nhiều vùng rộng lớn, không hề có quảng cáo, tại DC, Texas, Cali, Úc, v.v…

        Họ có tiền chi phí vào việc làm đẹp, đánh bóng đảng, nhà nước họ.

        Họ dám bỏ tù ông Hoàng, ông Vũ, vì Pháp chỉ cho họ khoảng 300 triệu USD/ năm, Mỹ không cho xu nào do Case-Church Amendment mà chỉ cho vài chục triệu USD nhân đạo như lo cho dân bị SIDA.

        CSVN chẳng cần tiền viện trợ của Pháp, Mỹ, vì họ dư sức có đô la, năm nay CSVN in tiền ra mua vào 5 tỉ USD, theo chính con số họ dám công bố. Như vậy, họ có thể và dám phỉ nhổ vào nhân quyền, vào các vị tranh đấu cho dân chủ tự do, vì họ chẳng cần các CP cho tiền.

        Vì họ biết hàng trăm ngàn dân Việt kiều làm nail hàng năm cúc cung tận tụy, ngoan ngoãn xếp hàng qua Công an sân bay, Hải quan, đút lót tiền bạc, đem về hàng chục ngàn tấn hàng hoá, hàng 5 tỉ USD nuôi ĐCSVN.

        Nếu CSVN bị chặt vây cánh, hết tiền hoạt động, trả lương cho HVB, CAM, nuôi bộ máy đảng viên thì chính số đảng viên này sẽ sinh ra BẤT MÃN, và theo nguyên tắc điệp báo, chính trị, thì BẤT MÃN là tiên phuông, tiền đề cho PHẢN BỘI.

        Bộ máy gián điệp, công an chìm, nội gián, của CSVN tại Pháp tốn tiền của CSVN không ít đâu.

        Một số đang đi du học nhờ tiền CSVN trả cho, đổi lại phải xâm nhập vào thu thập tin tức, phá hoại các phong trào sinh viên dân chủ.

        Số này không phải làm công không, nhất là nay không còn bao nhiêu người theo CS vì lý tưởng.

        Họ làm vì TIỀN thôi. CSVN hết EUR trả, thì họ cũng cạn tàu ráo máng ngay.

        Hoạt động tình báo rất TỐN TIỀN.

        CSVN tốn tiền cho các hoạt động bí mật tại Pháp không dưới 10 lần như vậy, tức hàng năm không dưới 1 tỉ USD, và phải bằng ngoại tệ.

        Nếu Việt Tân mà phá được hệ thống kinh tài của CS tại Pháp mà thôi, thì sẽ làm cho hệ thống hoạt động bí mật, thu thập tin tức, phá hoại cộng đồng và phong trào thanh niên dân chủ, của CS tại Pháp hoàn toàn tê liệt.

        Nếu lan ra toàn thế giới thì đó sẽ là cú đấm CHÍ MẠNG vào sự tồn vong của CSVN.

        Thay vì “tìm và diệt” gián điệp CSVN trong hàng ngũ thanh niên dân chủ, sinh viên VN, các phong trào chống CSVN, v.v… tại Pháp, thì nên đánh vào túi tiền của CSVN tại đây.

        Ngày nào CS còn có tiền trả, thì các nhân viên của họ tại Pháp sẽ còn hoạt động RẤT hiệu quả, tìm họ đã khó, diệt họ càng khó hơn.

        Vì đồng tiền, số này có thể chịu nhục, chịu khó, xâm nhập rất sâu. Đó là cũng như họ đi làm việc thôi.

        ———————————-

        Số người nằm vùng này giả vờ đi biểu tình chống CS, họ bỏ thời gian viết bài chống CS, để mua sự tin tưởng, xâm nhập, v.v… Tìm ra họ rất khó.

        NHƯNG nếu CSVN chỉ cần trả tiền trễ 1 chút cho số này, đang khi họ cần tiền trả tiền thuê nhà, tiền học phí, cuối tuần đi ăn uống ngon lành, có khi còn ghé khu đèn đỏ dẫn em út về phòng, v.v.. thì họ sẽ BẤT MÃN, và PHẢN BỘI ngay.

        Đó là việc “bất chiến tự nhiên thành”, khỏi cần tìm và diệt số này, tự họ bỏ việc làm cho CS, vì chính họ phải chạy đi kiếm sống.

        Tại VN cũng vậy thôi, CSVN phải làm ngơ cho cán bộ tham nhũng, vì hạn chế họ tham nhũng thì họ sẽ BẤT MÃN, rồi sinh ra PHẢN BỘI ngay.

        Posted by ddkt | 31/10/2011, 20:50
      • KT CSVN suy sụp rồi, ngân quỹ tiêu tốn cho các hoạt động hải ngoại sẽ bị cắt giảm, đang khi doanh nghiệp tại VN của các điệp viên nằm vùng đang sống tại hải ngoại bị sa sút nghiêm trọng, 1 số sẽ phá sản.

        Do đó, theo tôi, trong thời gian tới đây, các hoạt động phá hoại cộng đồng VN hải ngoại sẽ bị giảm sút, vì những ai làm vì doanh nghiệp họ tại VN do bị phá sản sẽ xin nghỉ để làm việc khác, còn những ai làm vì CSVN chi tiền cũng sẽ nghỉ việc do CSVN hết tiền trả.

        KT 1 quốc gia mà giảm sút, thì quốc phòng bị ảnh hưởng ngay.

        Bộ máy KGB khi trước tốn rất nhiều tiền. Nếu Moscow còn tiền chi phí, thì làm gì có nạn 15 nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết đòi độc lập, do khi trước Moscow dẹp rất triệt để những ai có tư tưởng độc lập, nói gì hoạt động thì KGB trừ khử ngay, cho dù người đó có chức lớn đến thế nào đi chăng nữa.

        Biết bao hoạt động nội gián, kế hoạch ly gián, nghe lén, vu khống, v.v… đều bị ngưng trệ, chẳng phải vì hàng triệu nhân viên KGB đột nhiên “tỉnh ngộ” ra, nhưng chỉ vì 1 lý do tầm thường hơn nhiều: Tiền lương lãnh ra 1 tháng không đủ xài trong 1 tuần.

        KGB cho dù là cấp nào thì cũng không vượt khỏi sự tầm thường Tham sân si hỉ nộ ái ố dâm tửu bài bạc, hết tiền thì hết Đảng, hết Lenin nít, hết Các Mác, hết CNXH, CNCS.

        Bên VN, về mọi mặt, còn kém trung thành với CNCS hơn LX nhiều, công an VN tham lam, dâm, tửu, hơn KGB nhiều.

        Posted by ddkt | 31/10/2011, 20:54
  10. Recently VC already stopped showing VTV4 in the Washington DC area, probably due to lack of money.

    Ironically, China took over that channel, now showing “Hoang sa, Truong sa, belong to China”.

    Posted by Guest | 31/10/2011, 21:23
  11. Ngày mai là 02/11/2011 rồi mà hôm nay vẫn chưa thấy DDKT có bài viết gì cung cấp bổ xung tình hình bên FED có hay ko có QE3 nhỉ?

    Posted by LHPhú | 01/11/2011, 15:13
    • Stocks Mỹ, Á, Âu đều xuống, chứng tỏ KT thế giới không tốt.

      Chỉ là nay không biết do lo sợ như vậy, người ta sẽ mua, hay bán vàng?

      Khi trước, lo sợ như vậy, người ta luôn MUA vàng, đẩy giá lên.

      Nay thì không rõ chút nào.

      Tuy nhiên, về thống kê, giá vàng Lên hơn là Xuống vào các ngày đầu tháng, khi các portfolios được sắp xếp lại.

      Nếu KT kém thế này, hy vọng ngày mai FOMC sẽ tung ra QE3. Họ bắt đầu họp hôm nay. May là ần này không có thêm ông Rick Perry thứ hai.

      Posted by ddkt | 01/11/2011, 21:07

Trackbacks/Pingbacks

  1. Pingback: Tin thứ Bảy, 29-10-2011 « BA SÀM - 29/10/2011

  2. Pingback: Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng | CHIM BÁO BÃO | chimbaobao.com - 29/10/2011

  3. Pingback: Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online - 29/10/2011

  4. Pingback: Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng (dudoankinhte) | ixij - 29/10/2011

  5. Pingback: Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng | dânlầmthan - 29/10/2011

  6. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 29-10-2011 | bahaidao - 29/10/2011

  7. Pingback: Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng | ÁO TRẮNG ƠI - 29/10/2011

  8. Pingback: KINH TẾ LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY MỌI CUỘC CÁCH MẠNG « CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO - 30/10/2011

  9. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 29-10-2011 | ● Anh Sáu Sài Gòn's blog - 30/10/2011

  10. Pingback: Tin thứ Bảy, 29-10-2011 | Dahanhkhach's Blog - 30/10/2011

  11. Pingback: K.s Nguyễn Văn Thạnh * CÁCH MẠNG VÀ ĐỘNG LỰC | Văn Học Nguồn Cội - 10/07/2012

Đáp lại

Mốc lịch sử

Kết kim25/05/2012
Kể từ 25-05-2012, mọi giao dịch bằng vàng miếng sẽ bị coi là bất hợp pháp. Công an sẽ tịch thu hết tang vật giao dịch trái phép này.
Free Translation Widget

Liên hệ

Mọi ý kiến đóng góp, thông tin xin các bạn hãy gửi về hộp thư:
dudoankinhte@fastmail.fm

Disclaimer

Mọi thông tin dự đoán kinh tế của trang Dự đoán kinh tế chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào với quyết định đầu tư của độc giả.

wordpress visitor counter